Chuyên mục

Cách phân biệt tiền thật, tiền giả

Trung tâm Tin tức VTV24 - 16/05/2019 - 16:57 - Tiêu dùng

VTV.vn - Để tránh rủi ro nhận phải tiền giả, người dân cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của đồng tiền và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch.

Trong thời gian qua cơ quan chức năng tại nhiều địa phương trong cả nước đã liên tiếp bắt giữ và triệt phá các vụ vận chuyển và tiêu thụ tiền giả trái phép. Dù đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì lợi nhuận các đối tượng vẫn bất chấp để trục lợi bất chính, lừa đảo người dân.

Phía cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về tình trạng tiền giả trên thị trường, nhưng vẫn có không ít nạn nhân sập bẫy tiền giả.

Giấu trong cạp quần, may thêm túi áo là cách một đối tượng sử dụng để cất giấu hơn 300 triệu đồng tiền giả để qua biên giới. Dù thủ đoạn tinh vi như vậy, nhưng cũng không qua mắt được các cán bộ trinh sát của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Đối tượng vừa về đến đường biên đã bị tóm gọn.

Bất cứ bộ phận nào có thể ngụy trang cất giấu tiền giả như: quần áo, giày dép, thắt lưng..., các đối tượng đều sử dụng, hậu môn cũng không phải ngoại lệ.

Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng tiền giả đã bị bắt giữ trong thời gian qua, nhưng qua các vụ việc bị cơ quan chức năng triệt phá cho thấy, bằng mọi hình thức cất giấu tinh vi, tiền giả đang được nhiều đối tượng tìm đủ mọi cách đưa vào nội địa để lừa đảo thu lợi bất chính.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có một số cách kiểm tra nhanh bằng tay hoặc mắt thường để phân biệt tiền thật, tiền giả như sau:

- Thứ nhất, kiểm tra chất liệu polymer in tiền: đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì vậy, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm. Còn tiền giả chủ yếu được in trên nylon nên không có độ đàn hồi đặc trưng, độ bền như tiền thật và không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm.

- Thứ hai, soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm, hình định vị: đối với tiền thật sẽ nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Còn tiền giả, hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

- Thứ ba, vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các yếu tố in nổi: tại các vị trí có yếu tố in nổi, sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in, như: chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và chữ. Ở tiền giả, chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.

Qua các vụ bắt giữ cho thấy, thông thường, 1 triệu tiền thật sẽ mua được 4 - 5 triệu tiền giả. Như vậy, nếu tiêu thụ trót lọt, lợi nhuận bất chính từ hành vi phạm pháp này có thể đến 400%. Nhưng kết cục cho những kẻ có lòng tham kiếm tiền từ việc buôn bán tiêu thụ tiền giả là vòng lao lý và tù tội luôn treo lơ lửng trên đầu.

Cảnh giác thủ đoạn lừa mua hàng bằng tiền giả để lấy tiền trả lại Cảnh giác thủ đoạn lừa mua hàng bằng tiền giả để lấy tiền trả lại

VTV.vn - Để tiêu thụ được tiền giả, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn lấy tiền giả mệnh giá lớn để mua hàng giá trị thấp rồi nhận tiền trả lại là tiền thật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?