Chuyên mục

Các ứng dụng giao hàng "lên ngôi" nhờ dịch bệnh

VTV Digital - 08/03/2021 - 15:20 - Tiêu dùng

VTV.vn - Dịch bệnh và các lệnh giãn cách, phong tỏa đã đưa các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến gần như chiếm lĩnh cả thị trường ăn uống.

Thay vì phải sửa soạn, thay đồ để ra ngoài ăn tối, thì giờ bạn chỉ cần mở một ứng dụng, đặt món ăn mình thích, môt shipper sẽ nhận đơn, và vài chục phút sau, món ăn sẽ xuất hiện ngay trên bàn. Tất cả quy trình này diễn ra khi bạn vẫn ung dung khoác trên người bộ quần áo pyjama.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, khi khách hàng mở túi đồ ăn ra sẽ nhận thêm được một lời nhắn nhủ từ nhà hàng như sau: “Cảm ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi trong quãng thời gian khó khăn này. Nhưng nếu lần sau, quý vị đặt món, thay vì sử dụng ứng dụng giao đồ ăn nào đó, thì hãy đặt trực tiếp trên website của nhà hàng chúng tôi"

Như vậy có nghĩa là các nhà hàng sẽ không phải trả phí hoa hồng lên tới 35%, cho các ứng dụng gọi đồ ăn.

Các ứng dụng giao hàng lên ngôi nhờ dịch bệnh - Ảnh 1.

Vào cuối năm 2020, chi tiêu cho lĩnh vực giao nhận đồ ăn đã tăng gấp đôi so với năm 2019. Trong khi chi tiêu tại các nhà hàng giảm khoảng 5%. Theo các chuyên gia, đây là hệ quả từ đại dịch COVID-19.

Trước tiên quay trở lại thời kỳ khởi đầu của dịch vụ giao đồ ăn vào 20 năm trước, khi Grubhub tại Mỹ và JustEat tại châu Âu bước chân vào thị trường. Mọi thứ bắt đầu thay đổi mạnh mẽ vào năm 2016, 2017 khi càng có nhiều ứng dụng đặt đồ ăn tham gia. Từ những chuỗi nhà hàng lớn như McDonald's, cho đến các quán ăn nhỏ đều được hưởng lợi từ các nền tảng này. Tuy nhiên, chẳng có con đường nào trải đầy hoa hồng.

Tranh cãi xung quanh phí hoa hồng mà các cửa hàng phải trả cho những ứng dụng cũng bắt đầu nóng lên. Phí này tuỳ ứng dụng mà có thể dao động từ 10- 35%.

Các ứng dụng giao hàng lên ngôi nhờ dịch bệnh - Ảnh 2.

"Nếu trước dịch bệnh, doanh thu đến từ các đơn đặt trên mạng chỉ chiếm 10% tổng doanh thu nhà hàng, thì phí hoa hồng như vậy cũng không ảnh hưởng lắm. Nhưng bây giờ, chúng tôi phụ thuộc tới 60% doanh thu qua ứng dụng trực tuyến, thì phí hoa hồng như vậy quá cao", Yong Zhao, Chủ nhà hàng tại New York, Mỹ chia sẻ. 

Thậm chí, chuỗi ăn nhanh khổng lồ như McDonald's cũng đã từng lên tiếng công khai chỉ trích ứng dụng Uber Eats khiến họ mất hết cả lãi. Còn tại Anh, các cửa hàng từng phản đối phí hoa hồng của app Deliveroo. Cộng cả thuế VAT, mức phí này có thể lên tới 45% tổng hoá đơn.

Sau khi nhận được những lời phàn nàn từ phía các đối tác, thì các ứng dụng giao đồ ăn cũng đưa ra một số thay đổi, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh. Nhiều khu vực tại Mỹ, bao gồm thành phố New York, Los Angeles, Philadelphia đã tạm thời đưa ra mức trần cho phí dịch vụ giao nhận đối với các nhà hàng chỉ giao động từ 10-15% mà thôi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.