Nhân viên quán cà phê ở Bangkok gắp cần sa, ngày 9/6, ngày đầu tiên cần sa được loại bỏ khỏi danh sách chất gây nghiện theo luật pháp Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Trong đó có những trường hợp cố ý hoặc vô ý ăn phải các loại thực phẩm có chứa cần sa.
Theo Đại học Y khoa Hoàng gia Thái Lan và Hiệp hội Nhi khoa Thái Lan, bé gái 3 tuổi đã ăn một phần bánh quy được cho là có chứa cần sa, sau đó em bé đã buồn ngủ và lịm đi.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân tâm thần 14 tuổi, đã hút phải một điếu thuốc có chứa chất cần sa khiến tâm trạng trở nên xấu đi.
Các trường hợp khác khi ăn hoặc hít phải cần sa gây ra các biểu hiện như bị ảo giác, nôn mửa, trở lên hung hăng, thậm chí tấn công chính bản thân mình.
Thái Lan là quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa trồng và tiêu thụ cần sa với mục đích thúc đẩy ngành nông nghiệp và du lịch của nước này, nhưng việc hút cần sa vẫn là hành vi vi phạm pháp luật. Thái Lan, quốc gia có truyền thống sử dụng cần sa để giảm đau và chống mệt mỏi, đã hợp pháp hóa cần sa làm thuốc trong lĩnh vực y tế vào năm 2018.
Chính phủ Thái Lan coi cần sa như một loại cây mang lại doanh thu và có kế hoạch tặng một triệu cây để khuyến khích nông dân trồng trọt. Tuy nhiên, giới chức Thái Lan đặt mục tiêu ngăn chặn sự bùng nổ của việc sử dụng các mặt hàng tẩm cần sa để giải trí bằng cách hạn chế lượng cần sa có trong các sản phẩm được cung cấp. Theo đó, các cửa hàng không được phép sở hữu và bán các chất chiết xuất từ cần sa có chứa hơn 0,2% thành phần tetrahydrocannabinol (THC - chất gây tác động thần kinh của cần sa).
Những người vi phạm pháp luật sẽ phải đối mặt với án tù và tiền phạt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!