Đây là kết quả dữ liệu thăm dò của các nhà tư vấn trong ngành vào ngày 7/4.
Cách tiếp cận tự do của châu Âu có thể thu được nhiều lợi ích tài chính và kinh tế như đã thấy ở Mỹ, quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng việc sử dụng cần sa trong các đợt đóng cửa do đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của công ty tư vấn Hanway và nhà sản xuất Curaleaf International có trụ sở tại London, trong khi phần lớn người châu Âu ủng hộ việc các cửa hàng bán cần sa được quản lý, hầu hết không ủng hộ việc trồng cây cần sa tại nhà.
Báo cáo được đưa ra một tuần sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chấm dứt lệnh cấm liên bang đối với cần sa, vốn đã gây đau đầu về mặt pháp lý cho người dùng và doanh nghiệp ở các bang đã hợp pháp hóa cần sa.
Cây cần sa được trồng tại Cantanhede, Bồ Đào Nha. (Ảnh: Reuters)
Boris Jordan, Giám đốc điều hành Curaleaf có trụ sở tại Mỹ, cho biết: "Chúng tôi thấy thị trường châu Âu chậm hơn ba đến bốn năm (so với Mỹ), nhưng thực tế có vẻ như châu Âu có thể bắt đầu cải cách sâu rộng trước Mỹ".
Nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm cả Đức, đã hợp pháp hóa cần sa cho các mục đích y học một cách hạn chế, trong khi những quốc gia khác đã phi hình sự hóa việc sử dụng cần sa. Malta trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép hạn chế việc trồng trọt và sử dụng cần sa đối với cá nhân.
Thị trường cần sa châu Âu dự kiến sẽ đạt doanh thu hàng năm lên tới 3 tỷ Euro (3,27 tỷ USD) vào năm 2025, tăng từ khoảng 400 triệu Euro trong năm 2021, theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu Prohibition Partners. Đức là thị trường cần sa lớn nhất ở châu lục này cho đến nay.
Quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa VTV.vn - Thái Lan vừa trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa sử dụng cần sa, song Bộ trưởng Y tế Thái Lan đã kêu gọi người dân sử dụng cần sa vì lợi ích thay vì gây hại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!