Như vậy, Thái Lan là quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa trồng và tiêu thụ cần sa với mục đích thúc đẩy ngành nông nghiệp và du lịch của nước này, nhưng việc hút cần sa vẫn hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Thái Lan, những người mua hàng xếp hàng dài tại các cửa hàng bán đồ uống, đồ ngọt và các mặt hàng khác có tẩm cần sa, trong khi những người ủng hộ hợp pháp hóa cần sa đã hoan nghênh cải cách trên ở một quốc gia từ lâu đã nổi tiếng về luật chống ma túy nghiêm ngặt.
Thái Lan, quốc gia có truyền thống sử dụng cần sa để giảm đau và chống mệt mỏi, đã hợp pháp hóa cần sa làm thuốc trong lĩnh vực y tế vào năm 2018.
Chính phủ Thái Lan coi cần sa như một loại cây mang lại doanh thu và có kế hoạch tặng một triệu cây để khuyến khích nông dân trồng trọt.
Chokwan Kitty Chopaka, chủ một cửa hàng bán kẹo cao su tẩm cần sa, cho biết: "Sau dịch COVID-19, nền kinh tế đi xuống, chúng tôi thực sự cần thứ hàng này".
Nhân viên quán cà phê ở Bangkok gắp cần sa, ngày 9/6, ngày đầu tiên cần sa được loại bỏ khỏi danh sách chất gây nghiện theo luật pháp Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, giới chức Thái Lan đặt có mục tiêu ngăn chặn sự bùng nổ của việc sử dụng các mặt hàng tẩm cần sa để giải trí bằng cách hạn chế lượng cần sa có trong các sản phẩm được cung cấp. Theo đó, các cửa hàng không được phép sở hữu và bán các chất chiết xuất từ cần sa có chứa hơn 0,2% thành phần tetrahydrocannabinol (THC - chất gây tác động thần kinh của cần sa).
Những người vi phạm pháp luật sẽ phải đối mặt với án tù và tiền phạt.
Những người trồng cần sa (hoặc trồng ganja, một tên gọi khác của loại cây lá gai này) phải đăng ký trên một ứng dụng của Chính phủ Thái Lan có tên PlookGanja. Quan chức Bộ Y tế Thái Lan Paisan Dankhum cho biết, gần 100.000 người đã đăng ký ứng dụng này.
Tuy nhiên, lo ngại về việc kiểm soát chất lượng giữa những người trồng cần sa mới đã xuất hiện: "Sẽ rất khó để kiểm soát mức độ THC và các chất gây ô nhiễm khác trong sản phẩm của họ. Và điều đó có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng".
Bộ Y tế Thái Lan cho biết đã phê duyệt 1.181 sản phẩm bao gồm mỹ phẩm và thực phẩm có chứa chiết xuất từ và dự kiến rằng ngành công nghiệp này sẽ thu được 15 tỷ Baht (435,16 triệu USD) vào năm 2026.
Nhiều công ty lớn đang "nhảy vào" tham gia sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chứa chiết xuất từ cần sa. Tập đoàn nông nghiệp Charoen Pokphand Foods Pcl và công ty năng lượng Gunkul Engineering đã hợp tác để sản xuất thực phẩm và đồ uống có chứa chiết xuất từ cần sa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!