Mẹ bệnh nhi chia sẻ: Bé có khối u máu to ở vùng đùi phải từ khi sinh ra. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về bệnh, tưởng đây chỉ là vết bớt, lại thấy bé không đau đớn gì nên gia đình đã không đưa đi khám.
Khi được 3 tháng tuổi, khối u có dấu hiệu đen và loét dần thì gia đình mới đưa bé đi khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhà, nhưng tình trạng của bé không thuyên giảm, vết loét ngày càng lan rộng. 5 tháng tuổi, bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám.
ThS.BS Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Chỉnh hình - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết: Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có khối u máu kích thước lớn khoảng 8 x 8cm ở đùi phải bị loét và hoại tử nặng. Nhận thấy tình trạng tổn thương của bệnh nhi khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết loét chảy máu nhiều, có thể đe dọa tính mạng trẻ, chúng tôi đã nhanh chóng hội chẩn cùng lãnh đạo khoa và quyết định phẫu thuật loại bỏ khối u cho trẻ ngay trong ngày.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ, khối u đã được bóc tách hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhi, đồng thời, bệnh nhi được tạo hình chuyển vạt da che phủ toàn bộ vết thương.
Đây là một ca phẫu thuật tương đối phức tạp do diện tích khuyết hổng rộng, các bác sĩ cần tính toán chi tiết, thiết kế các vạt da và chuyển vạt da che phủ nhằm đảm bảo việc cấp máu cho da, tránh tình trạng da bị hoại tử do thiểu dưỡng, đảm bảo hồi lưu tốt, không ảnh hưởng chức năng vận động vùng chân phải của bệnh nhi.
10 ngày sau phẫu thuật, vết mổ của bệnh nhi đã khô, tỉnh táo và hiện đã được xuất viện.
Theo bác sĩ Hoàng, u máu trẻ em là bệnh lý thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 12% ở trẻ sơ sinh. Bệnh được hình thành ngay sau khi trẻ ra đời, đó là kết quả của quá trình tăng sinh tạm thời của các tế bào nội mạch. U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể trẻ.
U máu tồn tại ở 3 thể chính: Thể nông (biểu hiện là một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường), thể sâu (biểu hiện ra bên ngoài là những vết hơi tím, xanh) và thể hỗn hợp (lúc đầu chỉ ở thể nông sau phát triển lấn sâu hơn vào da).
U máu là một bệnh lý không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ, bệnh thường sẽ tiến triển tốt, tự thoái triển khi trẻ lớn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiến triển tốt. Một số trường hợp khối u vẫn tự phát triển và tăng sinh không ngừng. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
- U máu bị tổn thương loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
- Những u máu phát triển nhanh được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển để lại sẹo da hoặc mô mỡ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
- Các u máu nghiêm trọng có thể gây đe dọa tử vong như u máu ở đường thở gây khó thở, u có thể phát triển rất nhanh kết hợp với rối loạn đông máu làm dễ chảy máu…
Bác sĩ Hoàng cho hay: U máu thông thường là lành tính và có thể tự khỏi khi trẻ lớn. Tuy nhiên với những trẻ có khối u máu lớn hoặc ở các vị trí gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể… thì cần được sớm đưa đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Thời điểm vàng để điều trị u máu là khi trẻ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ được khám tổng thể và hướng dẫn sử dụng thuốc giúp khối u máu nhỏ lại. Đặc biệt, với những trẻ có khối u máu lớn nên đến khám từ trước 1 tháng tuổi để được phân loại và tư vấn kịp thời, tránh những di chứng do điều trị không đúng sẽ để lại những hậu quả nặng nề cả về thẩm mỹ và chức năng của trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công ca bóc tách động mạch chủ cho nam bệnh nhân 51 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa can thiệp kịp thời, cứu sống một trường hợp xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch phình vị dạ dày, nôn hơn 500ml máu.
VTV.vn - Gần 1.000 học sinh của Trường THPT huyện Thạch Thất (Hà Nội) được xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí.
VTV.vn - Một sản phụ phù phổi cấp, hôn mê do sản giật nặng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cứu sống thành công.
VTV.vn - Ngày 29/11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có công văn hỏa tốc về tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở KCB
VTV.vn - Liên quan đến vụ hơn 300 người tại TP Vũng Tàu nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì, hiện nhiều bệnh nhân đã xuất viện, còn hơn 170 người vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Ngày 28/11, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có báo cáo nhanh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ngày 27/11 xảy ra tại Tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
VTV.vn - Tích cực nuôi trồng, phát triển nguồn nguyên dược liệu quý để phục vụ cho công tác chữa bệnh là mục tiêu của Hội Đông Y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.
VTV.vn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân N.T.T.T. (sinh năm 1998, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị sốc sốt xuất huyết.
VTV.vn - UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi và công tác giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vừa tiếp nhận, xử lý một trường hợp bị rận ký sinh trên mi mắt (còn gọi là rận mi).
VTV.vn - Ngày 28/11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.
VTV.vn - Thông tin được đưa ra tại hội nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/11.
VTV.vn - Bệnh nhân 15 tuổi, vào viện trong tình trạng vùng gót chân trái có vết rắn cắn, sưng nề, bầm tím xung quanh, rối loạn đông máu.