Bệnh nhân N.T.T.A., (15 tuổi, trú tại xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) khi đi ra sau nhà thì bị rắn cắn (gia đình sau khi xử lý thì xác nhận là rắn tre). Sau cắn, bệnh nhân sưng đau vùng gót chân trái, gia đình xử trí đưa đi đắp lá nhưng triệu chứng sưng đau tăng, gia đình mới chuyển xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị.
Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành sơ cứu, bất động, băng ép, vệ sinh, sát khuẩn tại chỗ vết cắn, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn lục tre theo phác đồ của Bộ Y tế.
Sau truyền huyết thanh kháng nọc độc, tình trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, các chỉ sốt xét nghiệm ổn định dần, tại chỗ tổn thương cũng tiến triển tốt hơn, bệnh nhân ổn định được ra viện sau 4 ngày điều trị.
Hằng năm, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận nhiều bệnh nhân với tình trạng rất nặng ngộ độc cấp do rắn độc cắn với nhiều loại rắn khác nhau (rắn hổ, rắn lục, rắn cạp nia) xảy ra rải rác các tháng trong năm. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là đơn vị duy nhất trong tỉnh Thanh Hóa có cung cấp được huyết thanh kháng nọc rắn nên quá trình điều trị rất thuận lợi giảm thời gian điều tri, chi phí nằm viện cũng như giảm được các biến chứng do độc tố của rắn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa được biết đến thuốc huyết thanh kháng nọc rắn nên sử dụng các thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, dẫn đến khi vào viện tình trạng đã rất nặng với nhiều biến chứng, gây khó khăn cho quá trình điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí cũng như nguồn nhân lực.
Các bác sĩ khuyến cáo: Khi không xác định được loại rắn thì trong bất kỳ trường hợp rắn thường hay rắn độc cắn, nạn nhân cần giữ bình tĩnh, không hoảng sợ, cử động chân tay, đặc biệt vùng bị cắn. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ và tránh không băng ép khi rắn lục cắn.
Khi sơ cứu xong, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn, tránh bỏ lỡ thời gian vàng, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thông tin được đưa ra tại hội nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/11.
VTV.vn - Một sản phụ 19 tuổi mang thai lần 2, thai 37 tuần, tiền sản giật nặng kèm hội chứng HELLP vừa được Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cứu sống thành công.
VTV.vn - Ngành Y tế Hà Tĩnh đang tiến hành giám sát ca bệnh sốt rét ngoại lai tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn khẩn về việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1N1.
VTV.vn - Bệnh nấm đen ở người là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại hết sức nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
VTV.vn - Bệnh viện Phổi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân nữ 64 tuổi, có triệu chứng khó thở, đau tức ngực, ho khạc đờm nhiều.
VTV.vn - Sở Y tế Ninh Bình phối hợp với Hội Y học tỉnh vừa tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Y tế Ninh Bình lần thứ I với chuyên đề "Quản lý bệnh mạn tính từ cơ bản đến chuyên sâu".
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam thanh niên 18 tuổi, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng da nặng do chăm sóc vết thương không đúng cách.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế.
VTV.vn - Sau 2 tuần xuất hiện triệu chứng sốt cao kéo dài và mệt mỏi nhiều, chị T.L.M., 25 tuổi, ở Lai Châu được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang có diễn biến phức tạp với số trường hợp mắc bệnh ngày một gia tăng.
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội , tính từ 1/1-22/11, toàn thành phố đã ghi nhận 115 trường hợp mắc sởi.
VTV.vn - Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhiều biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí có thể tử vong.