
Điều này đem lại bi kịch cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, trong khi tự tử lại có thể phòng ngừa được. Do đó, WHO kêu gọi tất cả các nước kết hợp các chiến lược ngăn ngừa tự tử đã được kiểm chứng là có hiệu quả cao vào các chương trình giáo dục và y tế quốc gia một cách bền vững.
Số lượng các nước có chiến lược ngăn ngừa nạn người dân tự tử đã tăng lên trong 5 năm qua, kể từ khi báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về vấn nạn này được công bố. Thông tin trên được đưa ra một ngày trước Ngày Thế giới ngăn ngừa tự tử - 10/9 hằng năm.
Tỷ lệ tự tử cao nhất là ở các nước thu nhập cao. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong ở giới trẻ trong độ tuổi 15 - 29 tuổi. Trong số thanh thiếu niên từ 15 - 19 tuổi, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nữ giới (mang thai ở tuổi vị thành niên) và là nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây tử vong ở nam sinh (sau chấn thương ở trên đường và bạo lực giữa các cá nhân).
Các biện pháp chính có hiệu quả trong việc giảm tự tử là hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện được sử dụng để tự tử; tăng cường giáo dục qua các phương tiện truyền thông, đưa ra các báo cáo về vấn nạn tự tử; thực hiện các chương trình giáo dục trong giới trẻ nhằm xây dựng các kỹ năng sống cho phép họ có thể xử lý được với những căng thẳng trong cuộc sống; xác định sớm và theo dõi những người có nguy cơ tự tử.
WHO đánh giá đã có những tiến bộ trong các hoạt động phòng chống tự tử ở một số quốc gia, nhưng các nước vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa. Tổng số nước có chiến lược ngăn ngừa tự tử quốc gia hiện chỉ có 38, vẫn còn quá ít và các chính phủ cần phải cam kết đưa ra các chiến lược này.
Ngoài ra, việc đăng ký kịp thời và theo dõi thường xuyên về vấn đề tự tử ở cấp quốc gia là nền tảng hiệu quả của các chiến lược phòng chống tự tử. Việc giám sát tốt sẽ tạo điều kiện cho các chiến lược ngăn ngừa nạn tự tử hiệu quả hơn và báo cáo chính xác hơn về những tiến bộ hướng tới các mục tiêu toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nho được các chuyên gia giới thiệu như một lựa chọn lý tưởng để ăn vặt vì hàm lượng calo thấp và rất giàu dinh dưỡng.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.