Viêm họng là hiện tượng tổn thương ở niêm mạc của họng nhưng nguyên nhân không phải do vi khuẩn hay virus như những bệnh viêm họng thông thường. Nguyên nhân của viêm họng là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường xung quanh, tác động lên niêm mạc họng làm niêm mạc họng khô, sung huyết và xuất hiện các triệu chứng của viêm họng.
Người bệnh bị viêm họng do thời tiết thường không sốt, thân nhiệt dưới 37,5 độ C. Triệu chứng thường gặp là ngứa họng, cay họng, rát họng, nuốt đau.
Khám họng sẽ thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ rực, không thấy có hiện tượng tăng tiết nhầy mà có cảm giác như niêm mạc họng không có nước, không có lớp chất nhầy che phủ, khô như giấy ráp. Các xét nghiệm máu nằm trong giới hạn bình thường.
Theo chia sẻ của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có thể coi viêm họng mùa hè là do dị ứng thời tiết, do uống nước lạnh, sử dụng điều hòa không hợp lý... Thuốc thường được dùng là thuốc chống dị ứng (kháng histamin - H1, các thế hệ 1, 2, 3, 4).
Thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay - histamin được tìm thấy ở khắp các mô trong cơ thể, được dự trữ nhiều nhất trong các tế bào mast ở các mô và trong các hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm sẽ tăng tính kiềm cho niêm mạc họng.
Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat...) hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi nhưng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương. Do vậy, không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo hay uống rượu khi đang dùng thuốc.
Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ em vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ ở trẻ. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Bù lại lượng nước và điện giải nhằm làm ẩm niêm mạc họng bằng uống oresol, nước lọc, nước trái cây (cam, chanh, dâu...) nhưng chú ý cách pha oresol theo đúng hướng dẫn, khi dùng không nên để qua đêm, có thể uống xen kẽ với nước lọc hoặc nước trái cây khác.
Sử dụng thuốc súc họng có tính kiềm nhẹ (BBM, muối carbonate, nước muối 0,9%...). Thuốc súc họng là loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc thuốc bột dùng để pha trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc súc họng
Thuốc súc họng thường được chia thành 3 nhóm:
- Kháng sinh súc họng: loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricin như veybirol - tyrothricin.
- Sát khuẩn súc họng như betadine gargle, givalex, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol...
- Trung hòa pH: nước muối 0,9%, natribicarbonat...
Thường súc họng trên 2 lần/ngày, một hai ngụm đầu súc thật sạch họng, sau đó ngậm thuốc súc họng trong 5 - 10 phút rồi nhổ thuốc ra. Tuyệt đối không nuốt thuốc.
Một số thuốc sử dụng với thời gian ngắn hơn. Ví dụ: listerin chỉ ngậm trong miệng 30 giây ngay sau khi đánh răng.
Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, chỉ nên dùng dung dịch nước muối nhạt để súc họng.
Thuốc súc họng thường được sử dụng dưới 10 ngày (trừ nước muối). Nếu sử dụng quá dài ngày cũng gây tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Pha nước muối để súc họng: chỉ nên pha nhạt như nước canh; nếu pha nhạt quá, nước muối sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH; nếu mặn quá lại gây tổn thương niêm mạc vùng họng.
Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc súc họng có chất sát khuẩn nếu không có ý kiến và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.
Thuốc súc họng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu không dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử trí, có thể thay thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.