Theo Bác sĩ Vũ Thị Thúy Chi, Bệnh viện đa khoa Medlatec: bệnh tay chân miệng do một số chủng virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa, lây truyền từ người sang người do hai nhóm tác nhân gây bệnh: nhóm virus đường ruột Coxsacki (A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, type EV71 là tác nhân gây ra các trường hợp nặng và các biến chứng nguy hiểm như viêm não màng não, viêm phổi cấp tính, viêm cơ tim,… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa hè và mùa thu. Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên dễ mắc nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi.
Nguồn lây và đường lây truyền
- Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc với người bệnh khi bắt tay, ho hắt hơi, dùng chung bát đũa, đồ chơi, tiếp xúc với dịch nốt phỏng… Bệnh dễ lây lan ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém và các nơi tập thể như trường học, siêu thị, trung tâm giải trí,… là yếu tố góp phần giúp bệnh lây lan nhanh, đặc biệt các đợt bùng phát.
- Virus phát tán ra môi trường 3 ngày trước khi có sốt (giai đoạn ủ bệnh) và 7 ngày sau khi hết sốt.
Biểu hiện bệnh chân tay miệng
- Thời gian ủ bệnh: 3-7 ngày, không có triệu chứng.
- Giai đoạn khởi phát 1-2 ngày:
+ Đầu tiên virus cư trú ở niêm mạc má hay hồi tràng, sau 24 giờ, virus nhanh chóng lây lan sang các hạch bạch huyết và vào máu.
+ Các dấu hiệu bao gồm: sốt nhẹ 37,5-38 độ C, mệt mỏi, đau họng, loét miệng, tiêu chảy, trẻ quấy khóc, biếng ăn.
- Giai đoạn toàn phát:
+ Giai đoạn này xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, biểu hiện phát ban ở vị trí đặc hiệu như:
• Loét miệng;
• Phỏng nước trên da: hay gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, kich thước 2-10 mm.
• Trường hợp không điển hình có thể chỉ có loét miệng, hoặc có hồng ban dát đỏ ở tay chân, đầu gối, mông.
+ Trường hợp là trẻ bị có thể quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ, có thể sốt nhẹ hoặc hết sốt. Nếu có sốt cao, nôn nhiều cần lưu ý biến chứng nguy hiểm.
+ Với những thể thông thường khoảng 7 ngày sau nhiễm virus bị trung hòa và bệnh tự khỏi. Đối với những thể nặng, tối cấp và biến chứng thường do nguyên nhân EV71 thì diễn biến cấp tính và trầm trọng với các biểu hiện ở cơ quan thần kinh, não - màng não, tim , phổi… Đặc biệt, nếu có biểu hiện suy hô hấp, suy tim, hôn mê có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
Các kỹ thuật chẩn đoán
- Với các thể thông thường của bệnh chân tay miệng được chẩn đoán dễ dàng qua các biểu hiện và kết quả xét nghiệm gồm:
+ Xét nghiệm cơ bản:
• Tổng phân tích máu: bạch cầu thường không tăng. Nếu bạch cầu tăng thì thường có bội nhiễm.
• CRP: thường không tăng, hoặc chỉ tăng nhẹ.
• Men gan, thận, điện giải đồ: để theo dõi biến chứng bệnh.
+ Xét nghiệm phát hiện virus:
• Test nhanh EV71: phương pháp này xác định sự có mặt của kháng thể IgM EV71 trong cơ thể. Phương pháp này cho kết quả nhanh, nhưng giá trị dự báo dương tính thấp và tỷ lệ dương tính giả cao.
• Kỹ thuật Realtime-PCR: xác định ARN của virus. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, chính xác, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều phòng xét nghiệm chuyên sâu hiện nay.
• Kỹ thuật nuôi cấy virus: phương pháp này chủ yếu dùng trong nghiên cứu, vì chi phí đắt, phức tạp và mất nhiều thời gian.
• Ngoài ra, có một số các kỹ thuật ít được áp dụng vì chi phí cao, không thực tế,… như miễn dịch huỳnh quang, khuếch đại gen hay type huyết thanh.
+ Chẩn đoán phân biệt với: herpes, áp tơ miệng, thủy đậu, sởi, rubella, sốt xuất huyết, dị ứng,....
Điều trị bệnh
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng, vì vậy, chỉ điều trị triệu chứng, bảo đảm dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân, môi trường sống.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh Tay - Chân - Miệng, cần đến viện để được khám, chẩn đoán và điều trị hợp lí, kịp thời.
- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm tự khỏi, song không thể chủ quan, nhất là với căn nguyên gây bệnh là EV71.
- Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh trở nên vô cùng quan trọng. Và đồng hành với nó là việc chẩn đoán căn nguyên EV71 là điều rất cần thiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.