Trò chuyện cùng Dr.ANH: Lợi khuẩn là gì?

P.V, icon
07:59 ngày 02/12/2019

VTV.vn - Lợi khuẩn là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể một lượng vừa đủ sẽ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng.

Theo quan niệm truyền thống hàng trăm năm của các nhà khoa học và các nhà sản xuất lợi khuẩn thì loại tốt nhất dùng cho người chính là lợi khuẩn bản địa (được phân lập từ cơ thể người). Lợi khuẩn bản địa được các nhà sản xuất nhân sinh khối sau đó cấp ngược trở lại. Logic hết sức đơn giản và rõ ràng như vậy nên số lượng sản phẩm lợi khuẩn trên thị trường cũng như số lượng các nghiên cứu về lợi khuẩn hầu hết là của lợi khuẩn thường (trên 99%), trong đó chủ yếu là Lactobacillus, Bifidobacterium.

Một người với hệ tiêu hóa khỏe mạnh được biết là có hàng trăm nghìn tỷ lợi khuẩn bản địa. Như vậy việc sử dụng với liều dùng vài tỷ lợi khuẩn như là việc cấp giống. Tuy nhiên nghịch lý là bản thân hệ tiêu hóa khỏe mạnh đã chứa hàng trăm nghìn tỷ lợi khuẩn thì việc cung cấp thêm vài tỷ chỉ như muối bỏ biển, không có ý nghĩa gì. Với một hệ tiêu hóa đang bị rối loạn do hại khuẩn phát triển lấn át lợi khuẩn thì việc thêm vài tỷ lợi khuẩn bản địa vào một thế trận mà hàng trăm nghìn tỷ lợi khuẩn bản địa đang bị thua liểng xiểng là một giải pháp nướng quân. Như vậy cả khi khỏe hay bệnh, việc cung cấp lợi khuẩn bản địa không đem lại hiệu quả đáng kể.

Khác với quan niệm cấp giống của sản phẩm lợi khuẩn truyền thống khi sử dụng, bào tử lợi khuẩn được sử dụng như là những người nông dân trong việc cải thiện môi trường hay là những chiến binh trong việc lấn át hại khuẩn. Với khả năng tiết ra các enzymes tiêu hóa (protease, amylase...) vượt trội so với các vi sinh vật khác, bào tử lợi khuẩn có thể phân hủy những thức ăn khó tiêu, vón cục,két bẩn tích tụ lâu năm trên bề mặt ruột, làm sạch bề mặt ruột như những người nông dân cày xới ruộng vườn, tạo môi trường thích hợp cho lợi khuẩn bản địa phát triển. Bào tử lợi khuẩn cũng là những chiến binh bất bại trong cuộc chiến giành thức ăn, oxy hay chỗ bám với các vi sinh vật gây bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục