Tham dự chương trình là hơn 80 gương mặt hiến tiểu cầu tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn người hiến tiểu cầu thường xuyên. Có rất nhiều cách để mỗi cá nhân có thể đóng góp những việc làm thiện nguyện cho xã hội, giúp ích cho đời; hơn 80 cá nhân này họ chọn cách sẻ chia những đơn vị tiểu cầu quý giá của mình nhiều lần để cứu người.
Một số tấm gương người hiến tiểu cầu tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2020 tham dự chương trình như: anh Nguyễn Văn Khải (Nam Định - tổng số 45 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng 3 năm gần đây có 42 lần hiến tiểu cầu) hàng tháng đều đặn vượt quãng đường 200 km giữa Nam Định - Hà Nội để hiến tiểu cầu; anh Nguyễn Minh Thái (tổng số 55 lần hiến máu và tiểu cầu, trong đó có 41 lần hiến tiểu cầu trong 3 năm); chị Nguyễn Thị Thu Hiền (45 lần hiến máu và tiểu cầu, trong đó có 38 lần hiến tiểu cầu từ 2018 đến nay), Nguyễn Vân Trường (Hà Nội - 38 lần hiến máu, 25 lần hiến tiểu cầu trong 3 năm), anh Nguyễn Văn Khánh (Hưng Yên - tổng số 52 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng 3 năm gần đây có 18 lần hiến tiểu cầu) đi 40km để tham dự chương trình cũng như tham gia hiến tiểu cầu thường xuyên…
Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào hiến máu tình nguyện, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng như các một số Trung tâm Máu lớn đã triển khai thành công việc tiếp nhận tiểu cầu từ một người cho với sự chia sẻ, hỗ trợ của hàng vạn người hiến tiểu cầu.
Tiểu cầu là tế bào rất nhỏ trong máu, được sinh ra từ tủy xương, làm nhiệm vụ cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Tiểu cầu cũng là thành phần máu có vai trò quan trọng trong điều trị những bệnh lý và người bệnh có liên quan đến những rối loạn đông cầm máu, thường là những trường hợp rất nặng nề, liên quan tới tính mạng....
Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu rất đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu; nhưng chỉ có thời hạn bảo quản và lưu trữ rất ngắn (3 – 5 ngày). Trên thực tế, có nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến rối loạn đông cầm máu, thường là trường hợp nặng… cần truyền tiểu cầu. Có thể kể đến các bệnh như: xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương…
Để có được tiểu cầu, các trung tâm truyền máu thường tách từ những đơn vị máu toàn phần trong hệ thống kín, vô trùng; gộp từ 3 - 4 người hiến sẽ được một đơn vị tiểu cầu thông thường. Tuy nhiên, loại chế phẩm tiểu cầu này không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chính vì thế, ở nước ta cũng như trên thế giới, người ta áp dụng những kỹ thuật hiện đại để thực hiện gạn tách tiểu cầu từ một người hiến (với thời gian hiến trung bình từ 60 - 90 phút).
Chỉ đến những năm gần đây, hình thức hiến thành phần máu này mới trở nên phổ biến hơn, lượng người hiến tiểu cầu liên tục gia tăng. Gạn tách tiểu cầu là kỹ thuật mà không phải Trung tâm máu nào cũng thực hiện được. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ một số Trung tâm máu lớn mới thực hiện được hoạt động này. Thiết bị gạn tách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kỹ thuật, chất lượng đơn vị tiểu cầu và hiệu suất công việc.
Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, việc gạn tách tiểu cầu từ một người hiến đã được triển khai từ năm 2000 với số lượng chỉ 10 đến vài chục đơn vị tiểu cầu tiếp nhận được mỗi năm. Trong giai đoạn 2000 - 2010, Viện chỉ tiếp nhận được 11.337 đơn vị tiểu cầu gạn tách, con số này ở giai đoạn 2010 - 2020 là 222.187 đơn vị (tăng gấp 20 lần so với 10 năm trước đó).
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết: Khoa học càng phát triển thì càng cần đến máu và chế phẩm máu. Trong 20 năm qua (2000 - 2020), Viện tiếp nhận được 233.524 đơn vị khối tiểu cầu gạn tách. Tỷ lệ người hiến tiểu cầu thường xuyên đã tăng lên rất nhiều và có xu hướng tăng đều đặn; có những người đã hiến hơn 100 lần. Đó cũng chính là điều mong mỏi và định hướng phát triển của Viện. Những người hiến tiểu cầu thường xuyên sẽ góp phần đem đến những chế phẩm máu an toàn nhất vì họ luôn biết tự giám sát, đảm bảo cho máu an toàn. Mặt khác, việc hiến máu, hiến tiểu cầu thường xuyên cũng góp phần giúp Viện giảm tải, tiết kiệm thời gian trong các quy trình vận động, tổ chức tiếp nhận, xét nghiệm, điều chế các chế phẩm máu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.