Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.
Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi
– Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.
– Vi khuẩn: có nhiều loại.
– Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi.
Yếu tố thuận lợi
– Hoàn cảnh kinh tế – xã hội không thuận lợi về các mặt như tiện nghi, nguồn nước, nhà vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu…
– Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh, ô nhiễm không khí trong nhà.
– Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá.
– Không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: không bú mẹ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải …
– Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Biểu hiện của bệnh viêm phổi
Các biểu hiện thường rất đa dạng và phức tạp
– Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
– Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
–Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:
Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên.
Trẻ từ 2 – 11 tháng: Nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên.
Trẻ từ 12th – 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên.
Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức.
Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút
Cách điều trị
- Kháng sinh : thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Chỉ bác sĩ mới có thể quyết định bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra.
- Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực – phương pháp này rất quan trọng
- Đưa bé vào ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần mỗi ngày. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài. Khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ rung.
- Thuốc ho:
Ban ngày: Nếu trẻ không quá mệt mỏi vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho. Phản xạ này giúp bé làm bật đờm ra ngoài. Có thể dùng thuốc long đờm nếu cần, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi.
Ban đêm: Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho. Nếu bé chỉ ho vừa phải thì cố gắng không dùng thuốc chống ho.
Phòng bệnh
Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em là phế cầu khuẩn. Từ năm 2000 đã có vắc xin phòng vi khuẩn này, tuy nhiên vắc xin chỉ có tác dụng với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Phế cầu khuẩn cũng có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai, vì vậy vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn đã được đưa vào lịch tiêm chủng thường kỳ của trẻ em.
Ngoài việc tiêm phòng cho bé, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus đường hô hấp nói chung như rửa tay trước và sau khi ăn, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người ốm…
Những điều gì cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Cha mẹ cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ. Cho bé uống thuốc đủ liều lượng, số lần, số ngày, khoảng cách thời gian theo đơn. Thường xuyên thông báo các bất thường nếu có. Không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Sắp xếp sao cho trẻ được thoải mái nhất có thể, đảm bảo bé được nghỉ ngơi tối đa. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ. Vì khi bị viêm phổi trẻ thường dễ bị nôn trớ, do vậy phải chia nhỏ bữa và tăng số bữa ăn lên, tăng dần theo đáp ứng của trẻ.
Các thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau cần được sử dụng đúng liều (theo cân nặng) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không cho trẻ uống các thuốc giảm ho vì ít hiệu quả và có thể có các tác dụng phụ không tốt. Cũng không được cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin và các thuốc có chứa aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm ở trẻ em.
Khám lại ngay nếu sau 2 ngày điều trị bệnh không thuyên giảm hoặc trẻ có dấu hiệu nặng lên. Vì trẻ có thể cần được thay đổi thuốc hoặc phải nhập viện để được điều trị tích cực hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.