Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, để đạt được thành quả đó, bệnh viện đã nỗ lực triển khai hàng loạt các hoạt động, đáp ứng chiến lược điều trị COVID-19 trong tình hình mới:
Thứ nhất là đảm bảo tiến độ xét nghiệm RT-PCR cho người bệnh vào ngày thứ 7 sau nhập viện và trả kết quả trong 24 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Điều này không chỉ giúp tạo cho người bệnh một tinh thần thoải mái, mau bình phục mà còn làm giảm áp lực cho hệ thống y tế, nhanh chóng tiếp nhận những bệnh nhân mới cần được chăm sóc điều trị.
Thứ 2 là tăng cường kết nối trực tuyến với người bệnh, theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện những trường hợp diễn tiến bất thường đề xử trí ngay. Cùng một lúc, bệnh viện phải quản lý chăm sóc cho một số lượng lớn bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tạo lập các đường dây nóng hoạt động 24/24, nhóm zalo kết nối những người bệnh từng khoa với bác sĩ phụ trách là một giải pháp khá hiệu quả. Chỉ với 1 tin nhắn, 1 cuộc gọi của người bệnh, bác sĩ nhận ngay thông tin và xử trí kịp thời.
Thứ 3 là nâng cao trình độ chuyên môn, tập trung chuyên sâu vào điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng từ trung bình tới nặng. Hàng trăm nhân sự từ Bệnh viện Bình Dân tiếp tục tăng cường cho Dã chiến số 8, trong đó có các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong cấp cứu, hồi tỉnh, hồi sức, nội khoa để gấp rút thiết lập và vận hành khu Hồi sức cấp cứu điều trị cho nhiều trường hợp COVID-19 diễn tiến nặng. Khu điều trị đặc biệt này với hơn 200 giường luôn tất bật không ngưng nghỉ với các hệ thống oxy cao áp, các máy trợ thở oxy dòng cao, máy thở chức năng cao là mặt trận khốc liệt nhất, nơi nhân viên y tế khẩn trương từng giây phút đấu tranh giành sự sống cho từng người bệnh. Tại đây, nhiều bệnh nhân béo phì, lớn tuổi, bệnh nền phức tạp, người bệnh có bệnh lý tiết niệu và tổng quát đã vượt qua tình trạng nguy kịch.
Thứ 4 là phòng ngừa lây nhiễm chéo, thiết lập các vùng đệm. Bệnh viện dùng một tầng trong các khối nhà làm tầng đệm, ngăn vùng sạch với vùng nhiễm. Người bệnh và nhân viên làm việc ở khối nhà này tuyệt đối không di chuyển sang khối nhà khác hoặc các tầng khác. Người bệnh ở cùng phòng là những F0 có cùng thời gian điều trị, được hướng dẫn mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Phòng bệnh được lưu ý vệ sinh thường xuyên các bề mặt tiếp xúc, đối lưu không khí thông thoáng với cửa sổ và ban công rộng mở, được trang bị quạt gió. Thang máy nhận bệnh và thang máy cho bệnh nhân xuất viện được bố trí riêng biệt và di chuyển trong các khung giờ cách xa nhau. Nhân viên phụ trách khử khuẩn làm việc liên tục để đảm bảo an toàn cho mọi khu vực ngay sau khi người bệnh nhận phòng. Bệnh viện bố trí các bảng biểu chỉ dẫn phân vùng, hướng di chuyển phù hợp để tránh tối đa nguy cơ cho nhân viên và người bệnh đi vào các vùng nguy cơ cao. Mọi nhân viên khi nhận nhiệm vụ đều được tập huấn và tập huấn lại cách sử dụng đúng phương tiện phòng hộ.
Thứ 5 là nhân viên y tế mắc COVID-19 vẫn tình nguyện tiếp tục tham gia chăm sóc người bệnh, vừa là bệnh nhân vừa là bác sĩ tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh thông qua những kênh kết nối trực tuyến cũng như trực tiếp hỗ trợ người bệnh khi người bệnh bị khó thở, trở nặng. Nhiều nhân viên y tế quyết tâm "hết dịch mới về nhà" bám trụ cùng đồng đội tại Bệnh viện Dã chiến số 8.
Tất cả sự nỗ lực của Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 dường như không uổng phí khi 10.000 bệnh nhân được khỏi bệnh, được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Đây là nguồn động viên thần to lớn cho đội ngũ nhân viên y tế tiếp tục mạnh mẽ tập trung triển khai điều trị tích cực, chăm sóc chu đáo người bệnh COVID-19, góp phần hạn chế mức thấp nhất tử vong, sớm ngăn chặn và kiểm soát thành công dịch bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.