Rất nhiều các bậc phụ huynh thường quên đem con đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine theo quy định của y tế, bởi họ cho rằng việc tiêm nhắc lại là không cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung các mũi vaccine là điều rất quan trọng để giúp trẻ phòng tránh một cách hoàn hảo nhất những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: Nguyên tắc tiêm vaccine cho trẻ là tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể. Quá trình tiêm nhắc lại là quá trình kích thích cơ thể tăng tính miễn dịch để đảm bảo tạo kháng thể giúp trẻ phòng chống 1 loại bệnh nào đó.
Hiện nay, hầu hết các loại vaccine đều cần thiết tiêm nhắc lại để đảm bảo tính miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể đã được tiêm chủng phòng chống bệnh một cách an toàn và bền vững. Mỗi loại vaccine đều có cách tiêm nhắc lại khác nhau.
Đơn cử như với bệnh Viêm não Nhật Bản, đầu tiên phải tiêm các mũi cơ bản gồm 3 mũi; khi trẻ được 11 và 12 tháng tuổi, trẻ được tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tuần. Sau 12 tháng, trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vaccine nữa. Như vậy, phụ huynh đã hoàn thành việc tiêm chủng cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo ra hệ miễn dịch bền vững cho trẻ, cán bộ y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh: cứ 3-5 năm chúng ta tiến hành tiêm nhắc vaccine phòng Viêm não Nhật Bản cho trẻ một lần nữa, cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.
Thực tế, có nhiều mũi vaccine sau một thời gian khá dài mới tới lịch tiêm nhắc lại nên nhiều phụ huynh thường quên, làm trễ mũi tiêm nhắc lại cho trẻ. Do đó, khi nhớ ra phải đưa bé đi tiêm nhắc vaccine thì trễ mất lịch. Điều này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng không biết bé có ảnh hưởng gì không.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào: tiêm vaccine là quá trình kích thích cơ thể tạo ra kháng thể miễn dịch, cho nên thời gian tiêm từ mũi đầu đến mũi thứ 2 yêu cầu một khoảng thời gian tối thiểu là rất quan trọng. Nếu tiêm sớm quá thì cơ thể trẻ chưa kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch nên khi tiêm lại thì không giá trị. Tuy nhiên, nếu tiêm chậm thì chỉ ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ của trẻ.
Do đó, gần như các vaccine tiêm nhắc lại nếu tiêm chậm thì không có vấn đề gì lớn, vẫn nên cho trẻ đi tiêm bình thường nếu trễ lịch tiêm. Tuy nhiên, đối với một số loại vaccine, nếu chúng ta tiêm quá chậm thì kháng thể miễn dịch giảm đi gần bằng không, vì thế buộc phải tiêm lại từ đầu mũi vaccine đó.
Việc đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vaccine có chỉ định tiêm nhắc theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.
Lịch tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo áp dụng như sau:
- Vaccine DTC - ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.
- Vaccine bại liệt uống: có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.
- Vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
- Vaccine viêm não Nhật Bản: cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 3 - 5 năm nên tiêm nhắc cho tới khi trẻ đủ 15 tuổi.
- Vaccine sởi: cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vaccine sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi - quai bị - Rubella (vắc xin MMR).
- Vaccine cúm: được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn...
- Vaccine tả uống: nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
- Vaccine thương hàn: tiêm nhắc lại sau 2 - 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vaccine phế cầu: tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
- Vaccine não mô cầu: tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.