Thời điểm vàng nên đưa con đi khám tay chân miệng

Tuấn Bảo, icon
09:52 ngày 11/10/2018

VTV.vn - Dấu hiệu ban đầu của bệnh chân tay miệng là sốt, đau họng và mệt mỏi nên có không ít cha mẹ chủ quan con bị sốt do đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Hình minh họa.

Trước diễn biến bất thường và phạm vi mắc bệnh phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước, các cha mẹ cần lưu ý thời điểm vàng nên đưa trẻ đi khám tay chân miệng để không để lại biến chứng gồm:

- Sốt ly bì từ 38,5 đến 39 độ C.

- Quấy khóc liên tục, có thể quấy khóc cả đêm, giấc ngủ chập chờn.

- Nổi nốt mụn nhỏ tại các vị trí như miệng, lòng bàn tay, bàn chân...

- Ăn uống kém, nôn.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách:

- Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7-10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Cho trẻ xúc miệng nước muối sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

- Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục