Trong cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Giáo sư Đoàn Thị Nhu, Phó Giáo sư Phạm Duy Mai và PGS.TSKH Đỗ Trung Đàm đã chỉ rõ những công dụng hữu ích của những loài cá này trong chữa trị nhiều loại bệnh.
Cá quả
Cá quả (hay cá lóc, cá chuối) có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trừ phong, hạ hỏa, tiêu thũng, chống viêm.
Theo kinh nghiệm dân gian, cá quả có công dụng giúp khỏi chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em. Bài thuốc cụ thể: lấy 100g cá quả rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lọc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 300ml nước đến khi còn 200ml, thêm muối cho đậm. Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày và dùng trong 3 ngày.
Bên cạnh đó, cá quả còn có nhiều công dụng khác trong điều trị bệnh như:
- Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ: lấy thịt cá quả (1 con) nấu nhừ với lá bìm bìm non, lá dâu non hoặc 50g quả bí đao. Ăn trong ngày cho đến khi nhẹ mặt và đi tiểu được.
- Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi: lấy 1 con cá quả làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào và buộc chặt. Sau đó, lấy lá ké bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Ăn hết thịt cá trong một ngày. Dùng từ 2 - 3 ngày.
Bên cạnh thịt cá, mật cá quả cũng rất hữu dụng trong trường hợp bị viêm họng thể nguy cấp. Người bệnh có thể dùng mật cá tẩm bông sạch và bôi nhiều lần trong ngày.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, cá quả còn có tác dụng chữa sốt cao, mồ hôi trộm, viêm gan, vàng da với công thức: lấy 1 con cá quả, làm sạch nhớt, đánh vảy, môt bụng, bỏ hết ruột, sấy khô giòn, tán bột, rây mịn, Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
Người Trung Quốc còn chế biến cá quả thành những món ăn – vị thuốc phổ biến như sau:
- Chữa nhọt trong tai: cá quả (250g), cá mực (200g), đậu phụ (50g), trám muối (4 quả). Tất cả ninh nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong ngày.
- Chữa sốt cao, háo khát, bí tiểu do thận hư: cá quả (1 con) làm sạch, nấu chín với đậu phụ (250g). Ăn vào các bữa cơm trong ngày.
Cá săn sắt (Hình minh họa: aquainfo.org)
Cá săn sắt (cá đuôi cờ)
Cá săn sắt vấn được người Việt biết đến nhiều hơn với tên gọi cá đuôi cờ. Đây là loài cá có vị ngọt, nhạt, có tác dụng tiêu viêm, giải độc.
Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc cá săn sắt (1 con) giã với lá cỏ xước, lá thông non và nõn cây chuối đắp lên có tác dụng làm thuốc rút gai, dằm.
Ở Trung Quốc, người ta lấy cá săn sắt (từ 2- 4 con), rửa sạch, ninh nhỏ lửa tới nhừ với 60 – 90 g đậu đen ăn nóng làm thuốc bổ huyết, bổ thận và giúp loại bỏ tình trạng chóng mặt.
Cá trê
Thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới) và ích khí.
Thịt cá trê om hay hầm là món ăn – vị thuốc rất tốt cho cơ thể đang suy yếu, người mới ốm khỏi. Ngoài ra, cá trê cũng có rất nhiều công dụng khác, cụ thể:
- Chữa sa dạ con: cá trê giã nhỏ với lá cỏ xước, rồi nấu với lá vông nem, ăn cả cái lẫn nước.
- Chữa viêm phế quản: cá trê giã nhỏ, nấu với than quả bồ kết (0,5 – 1g).
- Làm thuốc giải độc: cá trê (1 con) làm thịt, bỏ ruột, lấy chu sa (một loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên) đã thủy phi, tán bột mịn (1g) rắc đều vào cá, nướng chín. Ăn với ít muối hoặc nước mắm làm 3 – 4 lần trong ngày. Cách thủy phi chu sa: mài chu sa vào bát sứ, dùng nam châm hút hết mùn sắt. Cho nước vào, khuấy đều, để lắng, gạn bỏ nước trong. Lại thêm nước, khuấy đều, làm vài lần đến khi nước ở trên trong là được. Lấy cặn gói vào giấy màu đen, phơi nắng đến khô.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.