Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Theo ước tính năm 2019, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng gánh nặng bệnh tật và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 80% tổng số ca tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các bệnh như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính; khoảng 17 triệu người bị tăng huyết áp, khoảng 4,5 triệu người mắc đái tháo đường, mỗi năm có khoảng 180.000 ca mắc mới ung thư và những căn bệnh này đã gây ra gánh nặng bệnh tật rất lớn...
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vẫn đang ở mức cao và một số có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra năm 2021: Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 41,1%; hiện có tới gần 1/3 nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây và người dân ăn muối nhiều gần gấp hai lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới; khoảng 1/4 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và tỷ lệ thừa cân béo phì tăng trung bình 1%/năm, chiếm tỷ lệ 19,5% dân số trưởng thành trong năm 2021.
Các bệnh không lây nhiễm được coi như "kẻ sát thủ thầm lặng" vẫn luôn đặt ra những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc và tử vong rất cao và những hậu quả, di chứng nặng nề. Trong khi đó, tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị ở cộng đồng còn thấp. Ước tính mới chỉ phát hiện được dưới 50% số người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường và mới điều trị được dưới 30% số người mắc bệnh.
"Việc tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị liên tục, lâu dài và phát triển hệ thống giám sát bệnh không lây nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống y tế" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu.
Để ứng phó, giải quyết các bệnh không lây nhiễm, trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, triển khai các chương trình, kế hoạch hiệu quả.
Về kiểm soát yếu tố nguy cơ, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách, chương trình hiệu quả để bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực, nâng cao sức khỏe cho người dân.
Trong lĩnh vực phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025; kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025. Ngày 13/6/2024 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1651/QĐ-BYT phê duyệt Đề án dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2024 - 2025.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các đại biểu tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế cần tổ chức rà soát, xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai các quy định, chính sách trong lĩnh vực phòng, chống các yếu tố nguy cơ; các chương trình, kế hoạch và đề án trong lĩnh vực phòng, chống bệnh không lây nhiễm; rà soát, nghiên cứu ban hành những quy định, hướng dẫn phù hợp để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế, cung ứng thuốc, trang thiết bị, dịch vụ kỹ thuật và phát triển nhân lực để bảo đảm các điều kiện cho triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm.
Sở Y tế chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại địa phương, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động sàng lọc và dự phòng bệnh. Tập trung đẩy mạnh triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, bảo đảm nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dịch vụ kỹ thuật để triển khai hiệu quả hoạt động dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh không lây nhiễm, đặc biệt tại y tế cơ sở và tại cộng đồng.
Cục Y tế dự phòng phối hợp với các Viện, các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả hệ thống giám sát, thu thập, quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm để theo dõi, đánh giá mô hình, xu hướng bệnh tật, đánh giá kết quả can thiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và các biện pháp đáp ứng hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.