Chanh là loại quả quen thuộc, được sử dụng hàng ngày trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Nước vắt từ quả chanh vẫn hay được dùng để pha nước chấm, giúp tăng hương vị cho món phở hay làm đậm đà thêm cho nước rau luộc. Lá chanh thái nhỏ cũng là gia vị ưa thích để ăn với thịt gà, các món ốc. Không chỉ vậy, chanh còn được dùng như thức quả giúp giải khát hay "đồng hành" cùng các chị em trong sáng chế các loại mặt nạ làm đẹp từ tự nhiên.
Chanh rất gần gũi và phổ biến, vậy nên, rất dễ dàng và tiện lợi nếu chúng ta biết tận dụng loại cây này trong chữa trị các loại bệnh. Các bộ phận của cây chanh, đặc biệt là quả chanh có rất nhiều công dụng trong trị bệnh trong đó có những triệu chứng rất hay gặp như cảm cúm, sốt, ho, nôn ọe…
Theo cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (NXB Khoa học Kỹ thuật), quả chanh có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng sinh tân (sản sinh các chất dịch trong cơ thể), kiện vị, hòa đàm (làm hết đàm, trừ đàm), chì khái (làm cho đỡ hoặc hết ho), khư thử (thử chỉ những bệnh do nắng gây ra).
Múi chanh phối hợp với muối ăn, dùng ngậm là bài thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dịch ép từ quả chanh là thứ nước ép giàu vitamin C, vitamin B1, muối khoáng và acid citric thường được dùng trong các trường hợp cảm sốt, viêm nhiễm, tê thấp. Dịch ép quả chanh còn được dùng điều trị và phòng ngừa bệnh scorbut (một loại bệnh do thiếu vitamin C) ở cả người lớn và trẻ em.
Ở Ấn Độ, dịch ép quả chanh được dùng chữa bệnh thấp khớp cấp, bệnh lỵ và ỉa chảy với liều dùng là mỗi ngày từ 30 – 100g pha thành nước ngọt uống. Nước chanh còn có tác dụng làm trơn tóc. Cách thức tiến hành là vắt một ít nước chanh lên tóc sau khi gội đầu. Ngoài công dụng chữa bệnh, dịch ép từ quả chanh còn có công dụng tẩy màu.
Vỏ quả chanh vàng (Hình minh họa: naturallivingideas.com).
Vỏ quả chanh được dùng điều trị cho các trường hợp tiêu hóa kém, bụng đầy chướng đau (phối hợp với hương phu, đương quy), nôn mửa, đau ngực (phối hợp với bán hạ, trúc lịch) và ho nhiều đờm. Liều dùng là từ 5 đến 10g, sắc nước uống. Pectin (chất nhầy bao quanh vỏ hạt) được dùng trong điều trị tiêu chảy, thường phối hợp với một chất hấp thụ khác như kaolin (đất sét cao lanh).
Vỏ quả chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu chanh. Tinh dầu này được dùng rộng rãi làm chất thơm trong kỹ nghệ mĩ phẩm, làm thơm các dạng thuốc phiến, thuốc bột hay thuốc ngâm trong sản xuất dược phẩm. Tinh dầu chanh còn được dùng trong sản xuất rượu mùi.
Bên cạnh quả chanh, lá chanh, rễ chanh, hạt chanh hay vỏ thân cây chanh cũng có rất nhiều công năng trong điều trị bệnh. Theo đó, lá chanh vị cay, ngọt, tính ôn, có tác dụng hòa đàm, chỉ khái, lý khí (điều hòa phần khí trong cơ thể), khai vị. Lá chanh nấu nước xông chữa cảm cúm, giã nhỏ hấp nóng, đắp vào rốn trẻ em chữa bí tiểu đầy bụng, phối hợp với các vị thuốc khác lại là bài thuốc chữa ho gà.
Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyển, hành khí (làm cho khí bị ngưng trệ trong cơ thể hoạt động trở lại), chỉ thông (giảm nhức). Theo kinh nghiệm dân gian, rễ chanh được dùng làm thuốc chữa ho, hen suyễn bằng cách dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ chanh phối hợp với hạt chanh là bài thuốc chữa rắn cắn.
Ngoài công dụng làm thuốc chữa rắn cắn khi phối kết hợp với rễ chanh, hạt chanh còn được một số nơi tận dụng để làm thuốc tẩy giun. Dầu béo sản xuất từ hạt chanh thường xuyên được dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng.
Hạt chanh (Hình minh họa: publicdomainpictures.net)
Vỏ thân cây chanh cũng là loại thuốc bổ đắng, giúp kích thích tiêu hóa. Cách thức là sắc nước uống với liều dùng từ 4 đến 10g một ngày.
Các bài thuốc có chanh:
- Chữa trẻ em sốt cao, co giật: vắt nước quả chanh cho uống liên tục và lấy vỏ chanh xoa vào lồng ngực, tay nhất, nhất là ở khuỷu tay, kheo chân.
- Chữa ho, nôn ọe: quả chanh cắt thành miếng, cho thêm vài hạt muối, ngậm, nuốt nước.
- Chữa ho khan, mất tiếng: vỏ rễ chanh (bỏ lớp ngoài), vỏ rễ dâu (lấy lớp trắng) cùng rễ cây bươm bướm, mỗi thứ 15g, sắc nước uống.
- Chữa ho gà: lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g kết hợp cùng vỏ của 1 quả trứng gà, sắc nước uống.
- Chữa cảm cúm: lá chanh từ 60 đến 80g, thêm nước đun sôi, xông cho đến khi ra mồ hôi.
- Chữa ho ở trẻ em: hạt chanh 20 hạt, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, nước 20ml. Tất cả giã nhỏ, trộn đều, thêm mật và hấp cơm, uống làm 3 lần trong ngày.
- Chữa rắn cắn: rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, phèn chua 2g, gừng 2g giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kĩ, uống làm 2 lần trong ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.