Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhớ lại: "Thạch được chuyển về bệnh viện sau 6 tháng điều trị tại một bệnh viện tuyến Trung ương. Tình trạng lúc vào viện gần như rơi vào trạng thái sống thực vật: liệt tứ chi, mắt mở tự nhiên nhưng vô hồn, thở phụ thuộc phần nhiều vào máy thở nhân tạo. Trong suốt thời gian hơn một năm chuyển về Khoa Hồi sức tích cực, tình trạng bệnh của bệnh nhi không tiến triển nhiều, đôi mắt vẫn vô hồn và vẫn phụ thuộc vào máy thở".
"Thời gian điều trị cho bệnh nhân Bùi Ngọc Thạch là cả một trận chiến, trận chiến với chính mình, một bác sĩ điều trị và trận chiến với căn bệnh mà bệnh nhân của mình đang mắc phải. Làm thế nào để bệnh nhân được sống, để người nhà Thạch không như bao gia đình khác khi cam chịu, đầu hàng số phận mà xin thôi điều trị? Bao nhiêu trăn trở, lo lắng làm tâm trạng như một hình sin, lúc trồi, lúc sụt" - Bác sĩ Tình chia sẻ.
Thạch tỉnh lại vào ngày18/10/2019, sau một thời gian sống gần như thực vật.
Với sự quyết tâm của gia đình và các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, cứ một giờ một lần mỗi đêm, ekip chăm sóc Thạch thay nhau cập nhật thông tin của cậu bé lên nhóm liên lạc chung để có "chiến lược" điều trị cho Thạch. Từng thay đổi về về các chỉ số sinh tồn của Thạch đều khiến ekip chăm sóc mất ăn mất ngủ. Đối với một bệnh nhân phải nằm giường lâu như Thạch, những lo lắng càng tăng lên gấp bội. Song tất cả tập thể xác định cứ chiến đấu, cứ cố gắng, cùng người nhà bệnh nhân xử lý từng vấn đề một.
"Vào ngày 18/10/2019, trong khi chúng tôi đi điểm bệnh, bệnh nhi đã có dấu hiệu nhận biết được xung quanh. Do đang phải thở máy qua đường mở khí quản nên không đánh giá được khả năng nói. Nhưng theo hướng dẫn của chúng tôi, bệnh nhi đã làm được các động tác: nhắm mắt, mở mắt; đưa mắt sang trái, sang phải; há miệng; thè lưỡi... Và một điều ngạc nhiên là khi chúng tôi bảo cháu bé cười, cháu đã cười rất tươi và nhìn mọi người xung quanh" - Bác sĩ Tình xúc động nhớ lại.
Đến giờ Thạch đã có những diễn biến tốt, ổn định, thậm chí tiến đến những bước ngoặt của quá trình điều trị. Trước tiên khoa đưa em ra ngoài môi trường buồng bệnh để tập làm quen, khởi động cho việc đưa bệnh nhân về nhà sau này. Hướng dẫn người thân cho ăn, tập ăn trực tiếp đường miệng luyện phản xạ nhai, nuốt; tập ăn tăng lượng và cảm nhận đồ ăn. Khoa cũng cử người về nhà khảo sát phòng ở của Thạch để tư vấn bố trí giường bệnh, vị trí đặt máy theo dõi sức khỏe, điều chỉnh nhiệt độ, không khí trong phòng. Ngay cả việc cử người chăm sóc, chúng tôi cũng in tờ lưu ý và dán khắp nhà.
Quãng đường 32km từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tới ngôi nhà của Thạch vừa như rất gần mà lại rất xa. Xa vì đã 2 năm nay, Thạch không biết đến một không gian nào khác ngoại trừ chiếc giường bệnh màu trắng muốt với bốn bức tường phòng bệnh nơi em nằm, cùng hệ thống máy móc hỗ trợ quá trình điều trị.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực dặn dò bố mẹ những lưu ý trong việc chăm sóc Thạch tại nhà.
Là trường hợp chăm sóc đặc biệt và lại là bệnh nhi nên khoa bố trí đưa bệnh nhân về tận nhà để thuận tiện cho việc hướng dẫn chăm sóc người bệnh.
Một chiếc giường bệnh nhân, một máy moniter theo dõi sức khỏe, một chiếc quạt sưởi ấm cùng chăn bông và một số vật dụng khác gần như 100% là đồ tài trợ được ekip cán bộ y tế của khoa Hồi sức tích cực sắp xếp ngay ngắn, khoa học, thuận tiện cho việc chăm sóc Thạch.
Đưa em vào phòng, người thân lần lượt đến hỏi thăm. Mẹ em, người phụ nữ có mái đầu sương gió gần như bạc trắng bởi lo toan là người đầu tiên tới hỏi chuyện. Bà xúc động nghẹn ngào nói với cậu con trai: "Đi đường mệt không con? Nhớ mẹ không, mẹ nhớ con lắm. Ngày nào cũng mong con về nhà, càng tết lại càng mong. Cười mẹ xem nào! Cầm tay mẹ này, nhớ quá! Mệt thì nghỉ đi con. Cười lên mẹ xem..." - Bà thủ thỉ nhẹ nhàng bên cậu. Thạch cũng đáp lại bằng một nụ cười tươi rói. Em biết, đó là mẹ em!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.