Hen phế quản ở trẻ là bệnh lý mạn tính hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện trong tình trạng cấp cứu, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ cần có kiến thức về quản lý cơn suyễn cho trẻ em tại nhà.
Theo bác sĩ Võ Huỳnh Ngọc Trâm, Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), quản lý cơn hen phế quản tại nhà bao gồm một kế hoạch hành động cho phép cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ nhận biết cơn hen phế quản, xử trí ban đầu và đặc biệt là phát hiện dấu hiệu hen phế quản nặng để có thể nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại bệnh viện.
Dấu hiệu nhận biết trẻ lên cơn hen phế quản?
- Khó thở, khò khè tăng lên.
- Ho tăng lên đặc biệt là khi trẻ ngủ.
- Trẻ mệt mỏi, giảm các hoạt động thể thao.
- Trẻ giảm các hoạt động thường ngày, kể cả ăn và bú.
Xử trí cơn hen phế quản tại nhà như thế nào ?
Sau khi trẻ xuất hiện các triệu chứng gợi ý cơn hen phế quản, cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh.
Trẻ cần được cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ theo dõi. Nếu chưa thấy tốt hơn có thể lặp lại sau 20 phút nếu cần, tối đa 3 lần. Nếu trẻ cải thiện nhiều, hết khó thở, hết khò khè tiếp tục duy trì xịt hay phun khí dung mỗi 4 - 6 giờ trong 1 - 2 ngày. Và đừng quên phải cho trẻ đi tái khám trong vòng 24 - 48 giờ.
Khi nào trẻ cần được đưa đến bệnh viện?
- Trẻ không giảm triệu chứng còn thở nhanh, khó thở khi sử dụng thuốc dãn phế quản hoặc thuốc chỉ có tác dụng ngắn.
- Trẻ nói chuyện khó khăn, đứt đoạn, từng từ.
- Trẻ phải ngồi thở, co kéo các cơ hô hấp phụ (giữa các xương sườn, vùng cổ, cánh mũi phập phồng)
- Trẻ lơ mơ, tím tái môi hay đầu ngón tay là dấu hiệu nguy kịch.
Trẻ cần tránh các yếu tố khởi phát cơn hen phế quản
Yếu tố môi trường sống:
- Dị nguyên không khí: mạt nhà, chó mèo, gián, phấn hoa,...
- Khói thuốc lá, nhang khói, khói bụi, khói bếp trong nhà,...
- Những hóa chất nặng mùi trong nhà hay ngoài đường.
-Các sản phẩm nước hoa xịt phòng, xịt muỗi, xịt sâu rầy/côn trùng.
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Thay đổi thời tiết, khí hậu, đặc biệt khi trời lạnh.
- Nhiễm trùng hô hấp do nhiễm virus.
- Trẻ vận động quá sức, gắng sức .
- Khi trẻ xúc cảm mạnh.
Cần làm gì để phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen phế quản?
- Tránh tiếp xúc các dị nguyên không khí. Không để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói xe, ô nhiễm môi trường
- Cần dọn dẹp nhà cửa, nơi trẻ sống sạch sẽ, ngăn nắp, không trải thảm.
- Thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, mền trẻ sử dụng bằng nước nóng và phơi khô ngoài nắng.
- Phát hiện dọn dẹp chất nặng mùi kích thích.
- Chế độ dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng phòng tránh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).