Tới cánh đồng rau thuộc địa phận xóm Bằng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội vào một buổi chiều, người dân nơi đây đang tất bật thu hoạch rau để chuẩn bị cho phiên chợ cuối trong ngày. Cánh đồng rộng lớn này là nơi bà con trồng rất nhiều loại rau, từ rau muống, rau cải, rau ngót tới tía tô, rau răm…
Gia đình nhà bà H. đã gắn bó với ruộng rau này được nhiều năm. Bà cho biết: mỗi ngày thu hoạch gần trăm bó rau các loại đem bán. Nơi phân phối rau chủ yếu là các khu chợ, các khu dân cư xung quanh địa bàn xã. Khi được hỏi về việc có phun thuốc sâu cho rau hay không, Bà H. thành thật chia sẻ: "Tôi có bơm sâu, nhưng thường thì có sâu mới phun, không thì cũng để kệ thôi. Tôi cũng biết là phun thuốc sâu độc lắm, nên không đừng được thì mới dùng thôi. Đây, không phun thuốc thì rau nó bị sâu thế này đây" – bà vừa nói vừa chỉ vào một khoảng rau bị sâu tàn phá.
Người dân thu hoạch rau muống.
Loại thuốc trừ sâu mà bà H. hay sử dụng nhất là thuốc sâu vi sinh với thời gian có thể thu hoạch sau phun là 3 ngày. Tuy nhiên, vẫn có những lúc phải dùng đến các loại thuốc "liều cao" hơn. "Loại 3 ngày thì an toàn nhưng không hết sâu hoàn toàn được. Nếu khi nào sâu quá nhiều, tôi phải dùng loại thuốc sâu xanh. Loại này cho thu hoạch sau 7 ngày đến một tháng" – Bà H. cho biết thêm.
bà M. ở xóm Chàng, Thanh Liệt thì đã từng mất trắng cả một mảnh rau vì sâu phá hoại. Bà chia sẻ: "Rau muống mà không phun thuốc sâu thì không được hái. Nói thật là tôi cũng không thích phun thuốc sâu đâu, nhưng người mua họ biết đấy vào đâu, rau sạch họ lại chê rau xấu, không ngon, thành ra rau không bán được nên là đành phải phun thuốc sâu. Còn họ mà không chê thì mình chả phải phun cái gì cả, cứ nó lên cái là mình cắt luôn thôi. Phun thuốc trừ sâu thì hại người lắm nhưng tôi phun theo chiều gió mà, với lại về cũng tắm luôn nên chắc không sao".
Một nông dân khác (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội ) chia sẻ: bản thân ông vẫn thường xuyên trực tiếp bắt sâu bằng tay thay vì sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng cũng có những khi phải dùng đến: "Nếu mà rau đến lứa bán, còn một vài hôm nữa là giao rau cho người ta rồi thì tôi phải bắt sâu trực tiếp chứ không phun thuốc trừ sâu. Khách mình giao rau toàn là khách quen, nhỡ phun bán ngay rồi người ta có vấn đề gì, mình vừa phải chịu trách nhiệm mà cũng mất khách. Nói chung chỉ những khi không đừng được thôi".
Có một thực tế đáng buồn, dù nhiều nông dân đã hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất, nhưng câu chuyện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu của người dân vẫn đáng lo ngại. Trong cuộc xét nghiệm định tính định kì mới đây của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) với 67 người ngẫu nhiên ở Hà Nội, có tới gần 50% số người tham gia có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu. Đáng ngại hơn là hầu hết các đối tượng không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Nguyên nhân có lẽ đến từ một bộ phận không nhỏ người nông dân không nắm chắc hoặc cố tình không nắm chắc quy cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: tất cả các loại hóa chất bảo vệ thực vật đều độc hại. Tuy nhiên, mức độ độc hại còn phụ thuộc nhiều vào liều lượng được dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn.
"Thực tế, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun lên rau, hoa quả, vẫn còn một bộ phận không tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật, chưa hết thời gian cách ly đã vội thu hoạch về bán. Theo đó, rau cỏ thường bị tồn dư một lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả, người tiêu dùng mua các loại rau quả có tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng về ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe". – Ông Thịnh cho biết thêm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng các loại rau quả rõ nguồn gốc xuất xứ, từ những địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ từ thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau củ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.