Mụn rộp có thể vỡ ra, chảy dịch trong và đóng vảy sau vài ngày. Bệnh thường khỏi trong vòng vài ngày đến 2 tuần.
Nguyên nhân
Thủ phạm gây bệnh mụn rộp quanh miệng do siêu vi là virus Herpes Simplex (HSV). Có 2 loại virus Herpes Simplex là: HSV-1 và HSV-2. Cả 2 tuýp virus này đều có thể gây mụn quanh miệng (viêm môi Herpes) hoặc ở đường sinh dục (Herpes sinh dục).
Virus Herpes Simplex thường xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da ở quanh hoặc trong miệng. Bệnh lây từ người này sang người khác khi đụng chạm vào chỗ mụn rộp hoặc đụng chạm vào dịch nhiễm virus như: dùng chung bát đũa hoặc dao cạo râu; hôn người bị bệnh; đụng chạm vào nước bọt của người bệnh. Cha mẹ bị mụp rộp quanh miệng thường lây bệnh sang con theo đường này. Mụn rộp cũng có thể lan sang những vùng khác của cơ thể.
Triệu chứng
Những triệu chứng đầu tiên của mụn rộp quanh miệng gồm: đau quanh miệng và trên môi, sốt, đau họng, sưng hạch ở cổ hoặc những nơi khác của cơ thể; trẻ nhỏ đôi khi bị chảy dãi trước khi có mụn. Sau khi xuất hiện, các nốt mụn rộp thường vỡ ra, chảy dịch trong, sau đó đóng vảy và hết sau vài ngày đến 2 tuần. Ở một số người, mụn rộp có thể rất đau. Một số người có virus nhưng không bị mụn rộp, trường hợp này được gọi là nhiễm virus không triệu chứng.
Điều trị
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh mụn rộp, cũng như chưa có thuốc đặc trị virus HSV - thủ phạm gây ra bệnh. Phần lớn các trường hợp mụn rộp sẽ tự hết. Tuy nhiên, thuốc có thể làm giảm nhẹ thời gian bị bệnh và đôi khi ngăn ngừa được những đợt bệnh trong tương lai.
Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào việc bạn bị lần đầu hay tái phát, hay đang muốn ngăn ngừa các đợt bệnh trong tương lai. Khi điều trị đợt bệnh mụn rộp đầu tiên, các thuốc kháng virus đường uống có thể làm giảm đau và cải thiện nhẹ thời gian lành bệnh.
Đối với điều trị tái phát, những thuốc sau có thể làm giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh:
- Kem hoặc thuốc mỡ bôi tại chỗ không hoặc có cần đơn bác sĩ, có thể làm giảm đau, ngứa và thời gian lành bệnh.
- Các thuốc kháng virus đường uống (chỉ được bán theo đơn bác sĩ) có thể sử dụng khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên như rát hoặc ngứa. Những thuốc này ít hiệu quả khi mụn rộp đã tiến triển.
Thuốc chống virus đường uống cũng có thể được dùng hàng ngày để ngăn ngừa mụn rộp tái phát, nhất là ở những người thường xuyên bị bệnh và bệnh gây đau nhiều.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu và bị mụn rộp có thể cần liều thuốc cao hơn để kiểm soát triệu chứng hoặc liều hàng ngày để ngăn ngừa tái phát.
Mặc dù hiếm gặp, song trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch suy yếu cũng có thể phải dùng kháng sinh trong những đợt mụn rộp nặng để điều trị bội nhiễm vi khuẩn.
Các biện pháp điều trị khác
Những đợt mụn rộp đầu tiên có thể đau đến mức gây khó khăn về ăn uống và ngủ. Trẻ em bị sốt và nhiều nốt mụn ở miệng cần được khuyến khích uống nước và các loại chất lỏng khác để đề phòng mất nước.
Người lớn và trẻ lớn bị mụn rộp lần đầu gây đau nhiều đôi khi cần nước súc miệng kê đơn loại mạnh để giảm đau.
Thuốc hỗ trợ
Có nhiều loại thuốc hỗ trợ để làm giảm triệu chứng: Vitamin C, bổ sung Lysin và tía tô đất là những ví dụ về điều trị hỗ trợ, giúp giảm nhẹ phần nào trong đợt bệnh mụn rộp. Vitamin C có thể dùng ở dạng viên uống, dạng kem hoặc dạng nước bôi lên chỗ mụn. Lysin bổ sung có thể dùng ở dạng viên. Tía tô đất ở dạng kem bôi tại chỗ (Lemon Balm cream).
Kem bôi tại chỗ chứa ô xít kẽm (Zinc oxide) có thể làm giảm thời gian bị bệnh.
Điều trị tại nhà
Phần lớn mụn rộp quanh miệng do siêu vi sẽ tự lành, nhưng bạn có thể xử trí các triệu chứng tại nhà bằng những cách sau:
- Áp một chiếc khăn lạnh ướt lên chỗ bị mụn 3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút để làm giảm đỏ và sưng.
- Uống Ibuprofen (Advil hoặc Motrin ) hoặc Acetaminophen (như Tylenol ) để giảm đau. Tuyệt đối không dùng Aspirin cho người dưới 20 tuổi vì có liên quan với hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.
- Sử dụng nước súc miệng có soda khan để làm dịu miệng bị mụn rộp.
- Tránh những thực phẩm chứa acid (như cam, chanh và cà chua).
- Sử dụng những loại thuốc mỡ không cần đơn bác sĩ có thể làm giảm đau hoặc giúp chữa liền chỗ mụn rộp.
- Một số sản phẩm như Abreva và Zilactin có thể đẩy nhanh thời gian liền bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh nếu bôi kịp thời.
- Những sản phẩm khác như Orajel và Anbesol có thể làm tê vùng bị mụn trong miệng hoặc trên môi.
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể được điều trị bằng dung dịch Zilactin-L, Orajel Baby, và Anbesol. Abreva thường dành cho người bệnh từ 12 tuổi trở lên, vì thế, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ nhỏ hơn. Với trẻ dưới 2 tuổi, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào trong số này.
Phòng bệnh
Phòng tái phát
Có thể giảm tần suất các đợt bệnh mụn rộp bằng những bước sau:
- Tránh để môi phơi nắng lâu. Luôn sử dụng kem chống nắng cho môi (ở dạng sáp bôi môi) và bảo vệ mặt khỏi ánh nắng.
- Tránh tiếp xúc thân mật (như hôn) với người bị mụn rộp hoặc Herpes sinh dục.
- Tránh những thức ăn có vẻ khiến cho mụn rộp tái phát. Một số người thấy ít bị mụn rộp hơn nếu không ăn hạt có vỏ cứng, chocolate hoặc gelatin.
- Tránh dùng chung khăn mặt, dao cạo, bát đũa, bàn chải đánh răng hoặc những vật dụng khác mà người bệnh có thể đã dùng.
Phòng lây bệnh
Những biện pháp sau sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lây lan ở trẻ em:
- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên.
- Không để trẻ chơi chung đồ chơi mà trẻ khác đã đưa vào miệng.
- Vệ sinh đồ chơi bằng thuốc sát trùng.
- Nếu trẻ đang có nốt mụn rộp vỡ hoặc chảy nước, cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi nốt mụn đóng vảy.
- Không để trẻ hôn nhau khi đang bị mụn rộp hoặc chảy dãi.
- Đi găng dùng một lần hoặc dùng tăm bông để bôi thuốc lên chỗ mụn của trẻ.
Dự phòng tiên phát:
Có một số việc bạn có thể làm để bảo vệ mình không để bị nhiễm virus Herpes Simplex:
- Tránh tiếp xúc với dịch cơ thể nhiễm virus như hôn người bị bệnh.
- Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc những đồ vật khác mà người bị mụn rộp có thể đã dùng.
Sau khi bị nhiễm virus, không có cách nào để đảm bảo là bệnh không xảy ra; nhưng những bước sau sẽ làm giảm số đợt bệnh và ngăn virus lây lan:
- Tránh những yếu tố kích hoạt bệnh như: stress, cảm lạnh hoặc cúm.
- Luôn dùng sáp bôi môi và kem chống nắng cho mặt. Phơi nắng quá nhiều có thể khiến mụn rộp bùng phát.
- Tránh dùng chung khăn, dao cạo, bát đũa, bàn chải đánh răng hoặc những đồ vật khác với người bệnh.
- Khi bị mụn rộp, luôn nhớ rửa tay thường xuyên và không đụng chạm vào chỗ mụn. Điều này sẽ giúp ngăn không cho virus lan lên mắt, đường sinh dục hoặc lây sang người khác.
- Đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị mụn rộp. Bạn có thể phải uống thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.