Hơn 15% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao
Do điều kiện gia đình, vợ chồng anh H.V.H. (trú tại phường Hố Nai, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) phải gửi cả 3 con về quê cho ông bà chăm sóc. Hè năm nay, vợ chồng anh tranh thủ đón con trai đầu vào Đồng Nai chơi với bố mẹ.
Cậu bé H.H.H (con của anh H.) đã gần 10 tuổi nhưng thân hình nhỏ bé chỉ bằng đứa trẻ tầm 6 tuổi. Anh H. đã gác lại công việc để đưa con đến khám tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Qua cân đo, bé chỉ nặng 17kg và cao 1,17m, bác sĩ xác định bé bị suy dinh dưỡng độ 3 (mức độ nặng nhất).
Sau khi thăm khám, bác sĩ và điều dưỡng đã hướng dẫn cho anh H. cách điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giúp con trai bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, bởi đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển, quyết định đến chiều cao trưởng thành của bé.
Theo đó, bác sĩ đã đề nghị một số chế độ dinh dưỡng như: bổ sung rau trong bữa ăn hằng ngày, uống đủ nước, không để bé bị táo bón; mỗi bữa ăn cần được bổ sung 1 muỗng dầu ăn để cung cấp năng lượng; ăn thêm mỗi ngày từ 1 đến 2 quả trứng gà; mỗi ngày uống 3 cữ sữa; bổ sung đủ lượng đạm (thịt, cá); mỗi bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút; xổ giun định kỳ, ngủ sớm, tăng cường vận động…
Bé H. không phải là trường hợp trẻ suy dinh dưỡng hiếm hoi đến khám tại Khoa Dinh dưỡng. Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm nay, có 400 trẻ đến khám tại khoa, trong đó có 88 bé suy dinh dưỡng độ 2 (chiếm 22%). Đa phần phụ huynh đưa trẻ đến khám vì trẻ biếng ăn chứ không phải vì nghĩ rằng trẻ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, qua khám cân đo đã xác định trẻ bị suy dinh dưỡng (đối chiếu theo chỉ số bảng chuẩn năm 2007 của Tổ chức Y tế Thế giới).
Còn theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có hơn 242.600 trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó có hơn 234.000 trẻ được cân đo (chiếm 96,57%). Kết quả, có 12.445 trẻ bị suy dinh dưỡng cân nặng (chiếm 5,13% tổng số trẻ dưới 5 tuổi). Số lượng trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao là gần 37.000 trẻ (chiếm hơn 15% tổng số trẻ dưới 5 tuổi). Có hơn 1.960 trẻ bị thừa cân béo phì.
Theo BSCKI. Ma Va Liên, Phó Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do quá trình nuôi dưỡng trẻ: không được bú mẹ trong 6 tháng đầu; ăn dặm không đúng cách (quá sớm hoặc quá muộn), không đủ chất; kiêng khem quá mức trong lúc trẻ bị bệnh…
Nguyên nhân thứ 2 là do bệnh lý: trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa khiến trẻ không hấp thu hoặc tăng chuyển hóa; các bệnh không nhiễm trùng nhưng làm tăng chuyển hóa; bệnh làm mất chất dinh dưỡng (hội chứng ruột ngắn, bị rò đường tiêu hóa); trẻ bị các bệnh lý mãn tính…
Ngoài ra, nguyên nhân góp phần làm trẻ bị suy dinh dưỡng là trẻ sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh, không được chủng ngừa đúng, đủ…
Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Trong thai kỳ, nếu thai phụ không chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân để xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng thì rất có thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai (trẻ sinh ra đủ tháng mà có cân nặng từ 2,5kg trở xuống thì bị xác định là suy dinh dưỡng từ bào thai). Đây là 1 bất lợi lớn đối với trẻ. Thống kê trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh Đồng Nai có 115 trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg (chiếm 1,25% tổng số trẻ sơ sinh toàn tỉnh).
Nếu có chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho bé thì trong 3 năm đầu đời trẻ có thể tăng nhanh về chiều cao, cân nặng (thông thường trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu tiên; năm thứ hai tăng khoảng 12cm, năm thứ ba tăng khoảng 8-10cm). Nếu để đến 4, 5 tuổi mới cho trẻ đi khám dinh dưỡng thì khi đó sẽ khó can thiệp, cải thiện hơn.
Do đó, giải pháp đầu tiên để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là cần phải chú ý dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai, trong khi mang thai và cả trong quá trình nuôi con nhỏ.
Trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cần ưu tiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm, chỉ cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ. Hiện nay, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp. Thống kê 3 tháng đầu năm 2022 cho thấy, Đồng Nai có gần 9.700/17.770 trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn (chiếm 48,96%).
BSCKI. Ma Va Liên đưa ra lời khuyên: "Cần "tô màu" cho bữa ăn của trẻ. Một bữa ăn nhiều màu sắc thì chứa được đầy đủ chất ở trong đó hơn. Trẻ cần được ăn đủ 4 nhóm: bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất. Khi trẻ bị bệnh thì không nên kiêng khem quá mức mà phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc, nuôi dưỡng bé trong môi trường sạch sẽ, xổ giun định kỳ và chủng ngừa đầy đủ".
Bác sĩ Liên cũng khuyến nghị, phụ huynh cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng thường xuyên cho trẻ bằng cách cân đo hằng tháng. Nếu trẻ có dấu hiệu bị chững lại thì cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng. Nếu sau khi điều chỉnh mà trẻ vẫn không cải thiện thì cần cho trẻ đi khám dinh dưỡng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.