Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu như ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.
Những điều cần biết về ung thư xương và phương pháp phẫu thuật truyền thống
Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Ung thư xương bao gồm ung thư nguyên phát (xuất phát từ các thành phần của xương) và ung thư thứ phát (các ung thư khác di căn đến). Ung thư xương với đặc điểm ác tính cao, thường di căn sớm, thậm chí ngay vào thời điểm chẩn đoán và thường là di căn phổi.
Điều trị ung thư xương cơ bản gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn dịch tùy theo giai đoạn và thể giải phẫu bệnh. Hiện nay khi điều trị kết hợp phẫu thuật với hóa chất sẽ giúp khoảng 70% người bệnh kéo dài sự sống thêm 5 năm. Tuy nhiên phẫu thuật thường dẫn tới cắt cụt hoặc làm mất đoạn chi ngắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chi, cũng như tính thẩm mỹ và người bệnh sẽ mang tâm lý mặc cảm, đặc biệt là với người trẻ tuổi.
Phim chụp cánh tay sẽ phẫu thuật của bệnh nhân N.
Phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho nữ bệnh nhân 16 tuổi
Với kỹ thuật ngày càng hiện đại, bác sĩ điều trị cho người bệnh ung thư xương không chỉ dừng lại với mục đích kéo dài thời gian sống mà còn đảm bảo phục hồi chức năng, hình dáng thẩm mỹ của chi tối đa nhất cho bệnh nhân. Thông thường các ca phẫu thuật sẽ thay khớp, ghép xương tự thân (có cuống mạch và không cuống mạch), ghép xương đồng loại, và các vật liệu thay thế.
Bệnh nhân Đỗ Thị N. (16 tuổi, trú tại Thái Bình) nhập viện trong tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài. Sau khi tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư xương cánh tay.
Sau khi điều trị hóa chất 6 đợt. Bác sĩ Bệnh viện K có chỉ định phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho bệnh nhân N..
Chiều ngày 28/3, ekip phẫu thuật bao gồm PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, kiêm Trưởng phân môn Chấn thương chỉnh hình, Đại học Y Hà Nội, Ths.BS Nguyễn Hữu Mạnh, bệnh viện Xanh Pôn cùng 2 bác sĩ khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K là ThS Nguyễn Trần Quang Sáng, ThS Hoàng Tuấn Anh và ekip gây mê hồi sức bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bệnh nhân N. ổn định sau phẫu thuật, cánh tay tiếp xúc tốt
ThS. Nguyễn Trần Quang Sáng (Khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K) cho biết "Trước đây thường phẫu thuật cắt cụt cánh tay hoặc cắt đầu trên xương cánh tay của bệnh nhân, sau đó treo phần còn lại vào ổ chảo. Bởi vậy toàn bộ cánh tay sẽ mất chức năng, thậm chí sau một thời gian cánh tay có thể sẽ sệ xuống, làm bệnh nhân khó chịu quay lại xin cắt cụt. Với trường hợp bệnh nhân N. ekip phẫu thuật đã cắt đầu trên xương cánh tay cách khối u trên 2cm để tránh tái phát sớm, dự kiến đoạn xương cắt dài 18cm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại khớp vai nhân tạo chuôi dài nhất là 13 cm. Do vậy vấn đề khó khăn đặt ra là khi thay khớp vai nhân tạo sẽ làm ngắn chi ảnh hưởng chức năng của khớp. Kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép thêm đoạn xương đồng loại sau đó mới đưa chỏm nhân tạo vào khớp vai, giúp phục hồi chức năng chi, khớp cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân".
Với sự chuẩn bị hết sức kỹ càng, phẫu tích tỉ mỉ ca phẫu thuật với 2 kỹ thuật mới và độ khó cao đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, cánh tay được bảo tồn tiếp xúc tốt.
Kỹ thuật mới được triển khai đã đánh dấu bước tiến mới trong phẫu thuật ung thư xương tại Việt Nam nói chung, bệnh viện K nói riêng. Là bệnh viện đầu tiên đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật mới này, Bệnh viện K mong muốn, trong tương lai sẽ cập nhật, trao đổi thêm nhiều kỹ thuật mới ứng dụng vào quá trình điều trị cho người bệnh, hướng tới sự phát triển chung của ngành y tế.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, bị ngừng tuần hoàn ngoại viện được cứu sống nhờ mô hình kết nối cán bộ y tế với người dân.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Người đàn ông to khoẻ rơi vào tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phát hiện sớm và điều trị cho bệnh nhi (1 ngày tuổi, trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) mắc bệnh lý hạ đường huyết dai dẳng ở trẻ sơ sinh.