Thời gian triển khai từ tháng 11 năm 2024 tại tất cả 579 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố. Các điểm tiêm tổ chức tại trạm y tế, trường học và các điểm tiêm chủng lưu động tùy thuộc tình hình địa phương. Mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ 7 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm chủng.
Để triển khai kế hoạch có hiệu quả, ngày 12/11, CDC Hà Nội đã tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vaccine uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho các cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm và Khoa Dược - Vật tư y tế của CDC, các Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS và cán bộ tiêm chủng của trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Tại Việt Nam, vaccine phòng bệnh bạch hầu được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ năm 1985. Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm 3 mũi vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu vào lúc 2,3,4 tháng tuổi, đây là liều cơ bản để phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể sau tiêm liều cơ bản sẽ giảm dần theo thời gian, nên cần tiêm chủng các mũi nhắc lại để có miễn dịch bảo vệ lâu dài đối với bệnh bạch hầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu gồm 3 mũi cơ bản trước 1 tuổi và 3 mũi nhắc lại lúc 12-23 tháng (mũi 4), 4-7 tuổi (mũi 5) và 9-15 tuổi (mũi 6).
Từ năm 2011, Chương trình TCMR đã triển khai lịch tiêm nhắc vaccine phối hợp bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) mũi 4 cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi. Nhờ đạt được tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu cao trên 90% trong nhiều năm qua đã góp phần giảm đáng kể số mắc bạch hầu. Trong các năm 2005 - 2012 bệnh bạch hầu cơ bản được khống chế ở Việt Nam với tỷ lệ mắc bạch hầu hàng năm đều dưới 0,05/100.000 dân, không có ca tử vong. Tuy nhiên, trong các năm từ 2013 - 2020, ghi nhận một số ổ dịch bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Số mắc bạch hầu chủ yếu gặp ở nhóm trẻ lớn và người lớn chưa được tiêm chủng, chưa tiêm đủ mũi vaccine hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, từ năm 2019, Bộ Y tế đã cho phép triển khai hàng năm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi tại các tỉnh, thành phố nguy cơ cao, đây là các tỉnh có số ca mắc bạch hầu và tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp. Diện triển khai tiêm vaccine Td từ 30 tỉnh/thành phố năm 2019 được tiếp tục duy trì và mở rộng đến 37 tỉnh/thành phố trong năm 2024. Trong 5 năm qua đã có gần 3,8 triệu liều vaccine Td được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi 7-8 tuổi đảm bảo an toàn, không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng và nhận được sự chấp thuận rộng rãi của các bậc cha mẹ.
Vaccine Td là vaccine có thành phần uốn ván, bạch hầu giảm liều sử dụng để phòng bệnh bạch hầu và uốn ván. Hiện nay, vaccine đã được sản xuất trong nước và có thể sử dụng cho đối tượng người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Triển khai tiêm vaccine Td cho trẻ 7 tuổi có vai trò quan trọng giúp củng cố miễn dịch của trẻ để chủ động phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Để tăng diện bao phủ vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm vaccine Td cho trẻ em lúc 7 tuổi vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Việc triển khai tiêm vaccine Td cho trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn quốc sẽ góp phần chủ động phòng bệnh bạch hầu ở trẻ em lứa tuổi học đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Tại Hải Dương, ghi nhận tại một số bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng do thời tiết chuyển mùa.
VTV.vn - Nam sinh 16 tuổi (Long An) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An với khối sưng lớn ở vùng cổ bên trái.
VTV.vn - Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Đồng Nai đang có chiều hướng tăng cao và ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp dị vật bỏ quên khá lâu và kẹt lại tại vị trí cực kì hy hữu là ngay giữa hai dây thanh của trẻ.
VTV.vn - Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhi 14 tuổi, bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết phổi, suy hô hấp nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thoát lưu máu tụ và khâu cầm máu cho nam bệnh nhân 24 tuổi, ngay sau cắt bao quy đầu tại nhà do thợ xăm thực hiện.
VTV.vn - Khoa Ngoại, Trung tâm Y tế Tân Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận ca bệnh nhiễm trùng hoại tử ngón 5 bàn chân trái rất nặng do biến chứng đái tháo đường.
VTV.vn - Điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến các đối tượng được BHYT chi trả 100%.
VTV.vn - Đây là trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp vừa được Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận điều trị vì bị kích ứng sau uống nước củ ráy.
VTV.vn - Một bé trai gần 2 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, vật vã, kích thích, sốt cao, tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo.
VTV.vn - Mang điện thoại vào nhà vệ sinh và ngồi lâu trên bồn cầu là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm yếu cơ sàn chậu.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tăng cao.