Theo một số nghiên cứu, vàng da ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 85% trẻ sơ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ sinh non nhìn thấy vàng da trên lâm sàng. Do vậy, các bậc phụ huynh khó có thể phân biệt được đâu là vàng da sinh lý và đâu là vàng da bệnh lý?
Bác sĩ Trần Thị Lý, Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Vàng da sinh lý thường chỉ là vàng da nhẹ, xuất hiện sau 3 ngày, trẻ ăn bú bình thường, đi phân vàng. Còn vàng da bệnh lý ở trẻ xuất hiện sớm thường sau đẻ, tăng nhanh và có thể gây một số biến chứng trên trẻ như ly bì, bỏ bú, sốt, khó thở.
Nếu tình trạng vàng da quá mức thì chất vàng da có thể ngấm vào não, gây biến chứng về thần kinh, bỏ bú, thậm chí trẻ có thể ngừng thở, về lâu dài có thể dẫn đến tử vong. Hoặc có những trẻ để lại di chứng như bại não, giảm thính lực…
Có những trường hợp vàng da bệnh lý cần phải có can thiệp y tế và khả năng cứu sống trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc bà mẹ và gia đình phát hiện sớm và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời.
Bác sĩ Trần Thị Lý cho biết thêm: Nếu trẻ bị vàng da, chúng tôi sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán mức độ vàng da và chẩn đoán nguyên nhân gây vàng da. Các phương pháp điều trị vàng da, trẻ sẽ phải chiếu đèn, nếu mức bilirubin trong máu cao đến ngưỡng phải thay máu, ngoài ra trẻ phải được bú mẹ tích cực để đào thải chất bilirubin qua phân và qua nước tiểu.
Vì vây, khi phát hiện trẻ có biểu hiện vàng da, các phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm điều trị cho bé.
Để phòng bệnh vàng da cho trẻ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo: Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai, cần theo đúng lịch khám của bác sĩ. Đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non. Khi có các triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.