Dùng tay xé mở phong bì, gói quà tặng
Cùng với nhịp sống bận rộn, để tiết kiệm thời gian, nhiều người dùng tay xé mở phong bì, gói hàng chuyển phát nhanh. Tuy nhiên một số người bị dị ứng, tay ngứa ngáy hoặc nổi mẩn đỏ sau khi dùng tay xé.
Hiện tại nguyên liệu bao bọc rất phức tạp, đa phần được chế từ rác, chất hóa học trong cuộc sống, trong đó có hàm chứa nhiều chất có hại còn lưu lại như chất hóa dẻo, chất chống cháy có thể làm cho da dị ứng. Một số chất độc hại vào cơ thể có khả năng thông qua tuần hoàn máu ảnh hưởng đến gan, thận, có thể gây thương tổn cho da và đường hô hấp.
Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên dùng kéo, dao mở bao đóng gói, sau khi mở xong phải rửa sạch dao kéo mới đi cắt gói đồ thực phẩm để tránh ô nhiễm thực phẩm.
Dùng răng xé túi sữa
Buổi sáng bận rộn tay cầm túi sữa dùng răng cắn mở ra và uống trực tiếp. Tuy nhiên nhiều túi sữa đóng gói được lưu trữ trong môi trường mở, các loại bụi bặm và vi sinh vật đều dính lên trên đó. Ngoài ra, trên túi đóng gói còn có nhiều hình vẽ và chữ, một số có màu sắc bắt mắt, trong đó có kim loại nặng như chì hay các dung môi hóa học.
Khi dùng răng xé, một số chất có hại nhân tiện đi vào trong cơ thể, tích tụ lâu dài dẫn đến trúng độc kim loại nặng, ảnh hưởng đến máu và chức năng đường ruột. Vì vậy nên dùng kéo cắt và rót vào cốc uống hoặc dùng ống hút.
Dụi mắt
Khi buồn ngủ hoặc đọc sách, dùng máy tính quá lâu, chúng ta thường hay lấy tay dụi mắt. Duị mắt sẽ làm mỏng giác mạc dẫn đến rối loạn thị lực và không thể hiệu chỉnh thị lực bằng tia lazer. Nếu bạn đẹo kính áp tròng càng không thể tùy tiện dụi mắt, nếu mắt thường xuyên khô, ngứa nên đi khám bác sỹ.
Không rửa tay trước khi đi vệ sinh
Hơn 56% phụ nữ cho biết chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh, như vậy tốt nhưng chưa đủ. Trên thực tế trước khi chúng ta đi vệ sinh nên rửa tay sạch sẽ, bởi vì khi lau, tay của bạn tiếp xúc với bộ phận sinh dục gần nhất, vi khuẩn trên tay dễ nhân cơ hội này lọt vào trong cơ thể gây bệnh, đặc biệt là khi chúng ta bị "đèn đỏ", sức phòng ngự của cơ quan sinh dục giảm thấp, khi thay băng vệ sinh vi khuẩn ở tay sẽ lợi dụng cơ hội này lưu lại đến bề mặt băng vệ sinh, từ đó lọt vào cơ thể.
Chúng ta đều biết tính quan trọng của việc rửa tay, nhưng còn cần phải biết làm thế nào mới rửa thật sạch. Khi rửa nhất định phải dùng nước rửa tay và cọ xát hai tay vào nhau từ 15-20 giây mới rửa lại bằng nước sạch.
Không thay quần lót 1 lần/ngày
Mỗi cái quần lót mặc qua 1 ngày có khoảng 0,1kg chất thải ra, các chất này có hàng ngàn vi khuẩn, nếu tiếp tục mặc sang ngày thứ 2, không chỉ ảnh hưởng đến da, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến sữa, thời gian dài thậm chí gây tắc nghẽn tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa, vì vậy nhất định phải rửa sạch vùng kín và thay quần lót 1 lần/ngày.
Khi giặt quần lót vò nhẹ tay và phơi ở dưới ánh nắng mặt trời, thời hạn dùng trong 6 tháng là tốt nhất.
Đi chân trần tắm sau khi tập gym
Sau khi ở phòng tập gym ra bạn có thói quen đi chân trần tắm không? Rất đáng tiếc, đây không phải là thói quen tốt. Cho dù bạn không sợ trượt chân nhưng cũng cần cảnh giác có rất nhiều vi khuẩn ở sàn phòng tắm ẩm ướt ảnh hưởng đến sức khỏe bàn chân, hơn nữa đây là phòng tắm công cộng, nhiều bệnh lây nhiễm có thể từ đây mà ra. Đừng lười biếng, hãy chuẩn bị sẵn một đôi dép nhé.
Ăn cơm trên bàn làm việc
Hơn 78% phụ nữ cho biết họ ăn cơm trưa bên bàn làm việc hoặc vừa gõ bàn phím vừa ăn vặt. Điều này thật tồi tệ.
Đừng cho rằng bàn làm việc của bạn rất sạch, thực tế dưới sức hút của máy tính, bàn làm việc kèm theo vi khuẩn thậm chí gấp 400 lần so với bồn cầu. Đặc biệt là bàn phím máy tính và nút gọi điện thoại là mơi dễ tích tụ bụi bẩn nhất. Vì điều này chúng ta cần phải tránh xa bàn làm việc khi ăn đồng thời thường xuyên khử trùng cho bàn làm việc, hàng ngày lau chùi bằng cồn y tế hoặc nước rửa chiết xuất từ trà xanh có chức năng giết chết vi khuẩn.
Để bàn chải đánh răng ở phòng tắm
Hầu hết chúng ta đều để bàn chải đánh răng ở phòng tắm, nhưng trong đó có 43% phòng tắm không có cửa sổ, không để cho bàn chải đánh răng tiếp thu ánh mặt trời, chỉ có thể để khô. Đây dường như là một việc nhỏ không quan trọng nhưng lại tạo cơ hội cho vô số vi khuẩn tụ tập trên bàn chải, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe vòm miệng, gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi, thậm chí đi vào máu qua lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Vì vậy, nhất định phải để bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo, thông gió, có thể tiếp xúc được với ánh mặt trời.
Ngoài ra, tổng thời gian làm việc của bàn chải đánh răng không quá 6 tiếng, tính theo con số mỗi lần đánh răng 2 phút, mỗi ngày đánh răng 2 lần, nhiều nhất là 3 tháng chúng ta đã phải mua bàn chải mới thay thế.
Không thường xuyên vệ sinh đồ trang sức
Chúng ta biết tính quan trọng của việc vệ sinh điều hòa, cây nước nóng định kỳ, tuy nhiên các đồ trang sức như vòng tay, dây chuyền, nhẫn bạn đeo lâu ngày có “tắm rửa” định kỳ cho chúng không? Trên vật liệu kim loại nặng cũng tích tụ bụi bặm và vi khuẩn, dễ dẫn đến viêm lỗ chân lông ở da, đặc biệt vào muà đông da khô dễ gây mụn nhọt cho cơ thể.
Chúng ta nên “tắm rửa” cho đồ trang sức 3 tháng/lần, dùng cồn y tế hoặc pha loãng tinh dầu trà xanh kỳ cọ đồ trang sức sẽ có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn. Ngoài ra, cũng cần định kỳ lau chùi cặp kính sạch sẽ, như vậy mắt và vùng da xung quanh mắt mới đảm bảo sức khỏe.
Sử dụng đũa 1 lần
Sử dụng đũa 1 lần vừa không bảo vệ môi trường vừa có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đa phần đũa 1 lần đều có chứa lưu huỳnh dioxide, rất dễ bị niêm mạc vòm họng ẩm ướt trong miệng hấp thụ, thời gian dài sẽ đẩy nhanh tế bào lão hóa, đặc biệt là hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, đồng thời còn gây đau đâù, mất sức...
Ngủ dậy lập tức gấp chăn
Thói quen tốt là gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy thực chất không vệ sinh. Khi chúng ta ngủ sẽ bài tiết ra lượng lớn khí hơi và hàng trăm chất hóa học khác, những chất này lại bị chăn tiếp thu toàn bộ. Nếu sau khi lập tức gấp chăn sau khi ngủ dậy, những chất này tích tụ lâu dài trong chăn sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến làn da đẹp của chúng ta.
Cách chính xác là, sau khi ngủ dậy mở cửa sổ để phòng ngủ thông gió, đồng thời trải chăn bằng phẳng nằm ở trên giường, tiếp thu ánh mặt trời chiếu rọi trong ngày, diệt khuẩn và khô ráo.
Sờ vào mặt
Khi căng thẳng, mệt mỏi lau mũi, cúi người tựa cặm vào tay...dường như chúng ta thích chạm tay vào mặt, người bình quân sờ mặt 4 lần/tiếng ngay trên mỗi bàn làm việc 6,5m2, số lượng vi khuẩn cao gấp trăm lần chúng ta dự tính. Nếu tiếp xúc với mặt, dễ làm cho vi khuẩn lây nhiễm tới da, tăng nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm và các bệnh về da.
Tiến sỹ, Bác sỹ da liễu Whitney.Pao (NewYork) cho biết, thường xuyên sờ mặt có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, 2 tuần sau da sẽ mọc mụn.
Không rời món ăn vặt
Rất nhiều người thích vừa làm việc vừa ăn vặt, khi chúng ta vừa làm “một công hai việc” này tư tưởng không tập trung, nhiệt lượng ăn vào càng nhiều, thời gian dài dễ làm nhiệt lượng tích tụ gây béo phì. Nhân viên nghiên cứu kiến nghị, khi ăn cơm không nên kết hợp với việc khác, đặc biệt không được vừa làm vừa ăn.
Nhịn tiểu
Rất nhiều người vì bận họp hoặc đang bận việc gì đó đành nhịn tiểu làm cho xong, thỉnh thoảng 1, 2 lần không vấn đề gì. Tuy nhiên một khi tạo thành thói quen sẽ làm tổn thươn cơ vòng, gây viêm nhiễm niêu đạo, bang quang, khi bị nặng thậm chí làm cho tính đàn hồi của cơ vòng suy thoái dẫn đến không kiểm soát được nước tiểu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.