Tiêm phòng vaccine đầy đủ trong quá trình mang thai là một trong những việc cần được ưu tiên hàng đầu, nhằm mang lại sức khỏe toàn diện cho bé.
Vì sao các mẹ bầu cần phải tiêm phòng?
Tiêm phòng cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ trong những trường hợp không may bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, tạo ra một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị: "Tiêm phòng vaccine khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ". Chính vì thế, để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ bầu cần phải tiêm phòng vaccine để có những phòng ngừa luôn sẵn sàng để bảo vệ bé.
Những vaccine cần tiêm trước khi mang thai
Vaccine kết hợp Sởi - Quai bị - Rubella (Tiêm trước khi mang thai 3 tháng)
Sởi: Với tính chất có thể bùng phát thành dịch ở bất kỳ thời điểm nào, mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi sẽ dẫn đến nguy cơ bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai và sinh non.
Quai bị: Virus có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng, phá hủy tế bào trứng. Ngoài ra, có thể gây dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non.
Rubella: Virus Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi bé được sinh ra.
Vaccine Thủy đậu (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng)
Thủy đậu: Với nguy cơ cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi, các mẹ bầu nào chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng sử dụng vaccine thủy đậu thì lời khuyên là hãy đăng ký tiêm phòng. Còn nếu đã tiêm phòng từ nhỏ, mẹ bầu cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường để bảo vệ.
Vaccine Cúm (Tiêm trước mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 3)
Bệnh Cúm: Tuy là một căn bệnh khá phổ biến, nhưng đối với cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, bệnh cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều biến chứng khác như ảnh hưởng thần kinh, khiến bè khù khờ…
Vaccine Viêm gan B (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng)
Viêm gan B: Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan B, nên tiêm ngừa bệnh lý này.
Vaccine Uốn ván
Uốn ván: Là bệnh nguy hiểm có tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng cơ và rối loạn nhận thức, có thể gây nên tình trạng thai chết lưu… với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 95%.
Sẽ có bác sĩ chỉ định số lượng mũi tương thích và hướng dẫn lịch tiêm cụ thể đến các mẹ. Với lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ hai liệu trình tiêm sẽ khác nhau.
Vaccine tổng hợp Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
Bạch hầu: Là một căn bệnh dễ bị lây nhiễm, bắt đầu với cổ họng bị sưng và đau. Tình trạng ấy sẽ dẫn đến việc khó thở và có thể ảnh hưởng tới tim gây nguy hiểm.
Ho gà: Bệnh truyền nhiễm cao qua đường hô hấp, được biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đăng ký tiêm các loại vaccine khác như: Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở mẹ chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ phác đồ).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.