Bắt đầu có biểu hiện phù mặt, rồi phù cả người cách đây vài tháng, em L.L.H. (sinh năm 2007, trú tại trú tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) được đưa vào viện để thăm khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận em bị hội chứng thận hư. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ sau 2 tháng điều trị, em đã hết thuốc để dùng và bệnh lại tát phát.
Hay như trường hợp con gái anh Điểu Zen (trú tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), anh cho biết: Con gái anh sinh năm 2016, cách đây 4 tháng, ở nhà gia đình thấy mặt cháu bị sưng, chân tay phù, bụng to ra. Sau khi đưa cháu vào khám tại bệnh viện huyện Cư Jut, các bác sĩ khuyên gia đình nên chuyển cháu lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để được điều trị.
"Khi nghe cháu mắc hội chứng thận hư, gia đình rất lo lắng không hiểu vì sao căn bệnh này lại xảy ra với cháu. Bây giờ gia đình chỉ biết tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để cháu nhanh khỏe và tránh các biến chứng về sau cho cháu" - anh Điểu Zen chia sẻ.
Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hội chứng thận hư là một bệnh lý miễn dịch, là tình trạng một lượng lớn protein (albumin) bị mất qua nước tiểu. Lượng albumin mất này đủ để gây ra giảm protein (albumin) trong máu. Protein có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Khi lượng protein trong máu thấp, nước sẽ thoát ra mô kẽ và gây ra phù. Phù có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của cơ thể như mắt, bụng, tay, chân và ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
Khi albumin bị mất qua nước tiểu, một số protein đặc biệt gọi là kháng thể cũng bị mất. Kháng thể này rất quan trọng để cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, vì vậy trẻ bị hội chứng thận hư nguy cơ bị nhiễm trùng cao khi bị mất protein.
Cũng theo bác sĩ Minh, hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư. Có một số giả thiết là do gen di truyền, một số giả thiết do hệ thống tự miễn làm việc quá sức hoặc nhiễm các vi sinh vật hoặc do cơ địa di truyền. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1-10 tuổi. Bệnh thường nặng ở những trẻ khi bệnh khởi phát dưới 1 tuổi, những trẻ khởi phát bệnh sau 10 tuổi và những trẻ bị phù tái đi tái lại nhiều lần, phụ thuộc vào Corticoid, không dứt điểm trong các đợt điều trị tấn công hoặc duy trì. Bệnh này nếu như không được điều trị có thể dẫn đến suy thận, phụ thuộc vào thận nhân tạo suốt đời.
Hội chứng thận hư có 4 triệu chứng chính gồm phù, albumin máu giảm, cholesterol trong máu tăng và lượng đạm trong nước tiểu trên khoảng 50mg/kg cân nặng/24 giờ. Hội chứng thận hư là bệnh lý miễn dịch và mạn tính. Đa phần hội chứng thận hư tiên phát không có vấn đề gì sau gần 4 tháng điều trị bệnh sẽ tự lui. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ tái phát, tái đi tái lại nhiều lần, phụ thuộc thuốc, một số trường hợp trẻ bị suy thận buộc phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.
"Khi điều trị hội chứng thận hư đòi hỏi quá trình kỹ càng, chặt chẽ, công phu từ phía bác sĩ và gia đình. Khi trẻ đã được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng quy trình. Bởi việc uống thuốc đúng thời gian, đúng liều lượng vô cùng quan trọng, đóng vai trò và ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị và hồi phục của trẻ. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị hội chứng thận hư có rất nhiều tác dụng phụ nên việc tuân thủ điều trị, tuân thủ theo dõi các tác dụng phụ là vô cùng cần thiết" - bác sĩ Minh lưu ý.
Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng thận hư cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Các bác sĩ điều trị sẽ có thực đơn dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ về chế độ ăn, nhất là chế độ ăn giảm tối đa muối. Do đó, các phụ huynh nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn cho trẻ dù biết rất khó áp dụng cho trẻ vì có thể trẻ ăn sẽ không vừa miệng, khó ăn nhưng chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị và triệu chứng của trẻ nên cố gắng tuân thủ điều trị liên tục và chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.