10 người, mỗi người một nhiệm vụ, người vo gạo, người nhặt rau, người nhóm bếp… Họ phải chuẩn bị xong bữa sáng trước 5h để chuyển đi. Chưa kịp nghỉ ngơi, mọi người lại hối hả chuẩn bị cho bữa trưa.
Trưa nay, bếp ăn phục vụ gần 200 suất cơm gồm: thịt gà, rau củ, thịt lợn luộc, canh… cho các bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt chuẩn bị thêm 15 suất cháo cho các bệnh nhi. Cô Vũ Thị Nhã (60 tuổi) bếp trưởng chia sẻ: "Mỗi ngày tôi phải nghĩ xem ăn gì cho đủ chất, đảm bảo vệ sinh và thay đổi thực đơn liên tục sao cho bệnh nhân ngon miệng nhất".
Hơn nữa, trong khu điều trị còn có các bệnh nhi nhỏ tuổi và một sản phụ vừa sinh là những trường hợp cần lưu ý. Các cháu nhỏ có thể ăn cháo hoặc cơm, còn sản phụ nếu cần ăn gì các bác sĩ sẽ báo ra ngoài để bếp chuẩn bị - cô Nhã thông tin thêm.
Cô Nhã đã nhiều đêm phải ngủ lại bếp ăn để kịp chuẩn bị nguyên liệu cho các bữa ăn ngày hôm sau.
Trong khu bếp dã chiến, đa phần là các cô, các bác trung niên, thậm chí có người gần 70 tuổi, nhưng vẫn hăng say làm việc không quản ngày đêm. Bác Hào (68 tuổi) mặc cho gia đình ngăn cản, đều đặn 6h sáng bác vẫn đạp xe 3km đến khu bếp ăn, tối 8h mới lọ mọ ra về. Bác tâm sự: "Mấy ngày đầu còn bị lạc đường, tuổi cao mắt lại kém, người nhà ai cũng phản đối việc tôi đi làm ở bếp ăn, nhưng vì tinh thần chống dịch, tôi vẫn quyết tâm phục vụ bệnh nhân, phục vụ các thầy thuốc".
Thực đơn mỗi ngày sẽ được thay đổi liên tục đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
"Sau quãng thời gian dài làm việc với cường độ liên tục, có người lả đi vì kiệt sức, nhưng cũng chỉ nghỉ ngơi trong chốc lát, uống tạm hộp sữa rồi lại tiếp tục công việc đang dang dở" - bác Hào kể thêm.
Một suất ăn cơ bản đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Ngoài những người đã làm việc lâu năm, còn có các sinh viên và một vài y bác sĩ tình nguyện tham gia vào căn bếp này.
Chị Hoa hiện đang công tác tại Khoa Điều dưỡng nhưng vì chưa phải điều động vào khu vực cách ly, nên chị tình nguyện tham gia bếp ăn phục vụ chống dịch.
Sinh viên đóng gói các phần thức ăn cho mỗi suất ăn.
Chị Hoa tâm sự: "Dịch bệnh khiến thực phẩm khan hiếm hơn và giá cả cũng leo thang, thế nhưng bếp ăn vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ".
Khi những suất cơm trưa vừa chuyển đi, họ lại vội vã dọn dẹp và chuẩn bị nguyên liệu cho bữa chiều, chỉ khi công việc tạm ổn mới tranh thủ ăn vội bát cơm, lúc này kim đồng hồ cũng đã điểm 2h.
Các suất ăn được xếp ngay ngắn lên bàn để kiểm đếm lại số lượng.
Dù chẳng một phút được nghỉ ngơi, thế nhưng ai nấy đều vui vẻ vừa làm vừa trò chuyện. Cô Nhã trải lòng: "Vì cộng đồng mà chúng tôi quên đi những mệt mỏi, nghe tin có 3 bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh, ai nấy như được tiếp thêm sức lực".
Những suất cơm tối vừa chuyển đi, nhiệm vụ của một ngày đã hoàn thành, họ lại cùng nhau sơ chế đồ ăn, chuẩn bị nguyên liệu, lên thực đơn cho ngày hôm sau. Một ngày dài của những người đứng bếp khép lại khi đồng hồ đã gần sang một ngày mới.
Các suất ăn được đưa lên xe chuẩn bị vận chuyển vào bệnh viện phục vụ các bệnh nhân.
Đêm nay, căn bếp dã chiến lại "không ngủ" tất bật chuẩn bị những suất ăn đặc biệt cho những người trong tâm dịch. Một công việc có lẽ là khá vất vả đối với những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng chẳng ai than phiền hay kêu mệt, họ vẫn luôn cố gắng nỗ lực để góp chút sức lực nhỏ bé vào công cuộc chống dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.