Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam, đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Sỏi túi mật có thể nhỏ vài milimet hoặc lớn vài centimet, có hình tròn, bầu dục hoặc nhiều hình dạng khác tùy theo cấu tạo. Có khi bệnh nhân chỉ có một vài sỏi nhưng có người bị rất nhiều sỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi túi mật, trong đó có 2 nguyên nhân chính sau:
- Mật chứa quá nhiều cholesterol: Thông thường, mật có đủ chất để hòa tan cholesterol do gan bài tiết. Nhưng nếu gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và cuối cùng thành sỏi túi mật.
- Mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể của bạn phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật… Phần bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi túi mật.
Sỏi túi mật được chia làm 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố:
- Sỏi cholesterol được tạo ra chủ yếu từ thành phần cholesterol có trong dịch mật. Loại sỏi này thường gặp ở các nước phương Tây, chiếm 80 - 85%. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ sỏi cholesterol chỉ chiếm 30 - 50% các trường hợp. Loại sỏi này thường gặp ở người béo phì, phụ nữ gặp nhiều gấp hai nam giới, dùng chế độ ăn của người phương Tây, dùng thuốc tránh thai estrogen.
- Sỏi sắc tố thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối của ruột non).
Triệu chứng khi bị sỏi túi mật
Theo các bác sĩ, đa số đối tượng bị sỏi túi mật đã kết tủa không hề hay biết. Những cục sỏi "thầm lặng" không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.
Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn - tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng (bệnh nhân thường liên tưởng đến nhát dao chọc ngoáy) hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng (ở độ cao thận) hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn. Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.
Biến chứng của sỏi túi mật
- Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống túi mật cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.
- Viêm đường mật do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật. Đây là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
- Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy. Đây là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi kịp thời.
- Ung thư túi mật liên quan với sỏi túi mật to (trên 25 mm), sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường chẩn đoán trễ.
Những ai thường mắc phải bệnh sỏi túi mật?
Sỏi túi mật rất phổ biến: có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn vì sự ảnh hưởng của estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật.
- Những người thừa cân hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi túi mật.
- Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi túi mật.
- Một nguyên nhân nữa tiếp tay cho sự xuất hiện của sỏi túi mật là tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột - trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống.
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:
- 60 tuổi trở lên.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Mang thai.
- Chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol nhưng lại ít chất xơ.
- Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật.
- Mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng gan, xơ gan.
- Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc tránh thai, thuốc có chứa estrogen (các loại thuốc điều trị nội tiết).
Khi nào cần điều trị sỏi túi mật?
Hàng năm, chỉ có 1 - 2% bệnh nhân có sỏi túi mật không triệu chứng tiến triển thành có triệu chứng. Có một số diễn tiến từ sỏi túi mật không triệu chứng đến giai đoạn biến chứng mà không trải qua giai đoạn có triệu chứng.
Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy: Không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm…
Hiện nay, có 2 phương thức điều trị sỏi túi mật là không phẫu thuật và phẫu thuật.
- Điều trị không phẫu thuật có uống thuốc tan sỏi (Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid…), tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi. Kết quả điều trị của các phương pháp này không cao tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước sỏi và giải phẫu của ống mật. Ngoài ra, các phương thức điều trị này đều có chung đặc điểm là để lại túi mật, là nơi sẽ tạo sỏi trong tương lai, do đó làm hạn chế kết quả về lâu dài.
- Điều trị phẫu thuật có phẫu thuật cắt túi mật mở bụng và cắt túi mật qua nội soi ổ bụng: Ngày nay, ở nhiều bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật nội soi cắt túi mật một cách thường quy với nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và thẩm mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.