Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 37,2% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, có 4 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác nhân gây bệnh là virus Dengue Loại virus này có 4 týp huyết thanh gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4 và một người có thể mắc các týp từ D1, D2, D3, D4. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á), gọi chung là muỗi vằn.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt có thể gặp các biểu hiện xuất huyết như xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết võng mạc, xuất huyết não, sốc mất máu... và có thể gây tử vong.
Nhận biết muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn có màu đen, chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc "đàn hai dây" màu trắng. Muỗi vằn có khả năng mang virus sốt xuất huyết và truyền từ người này sang người khác thông qua nốt đốt và hút máu người.
Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Đặc biệt chỉ có muỗi vằn cái đốt và hút máu người vào cả ban ngày lẫn ban đêm, thông thường từ 9 đến 10 giờ sáng, nhưng đốt và hút máu mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi vằn thường phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường sống (trong nhà và ngoài trời), nếu nhiệt độ môi trường dưới 23 độ C, muỗi vằn hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế, muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa (có nhiều nơi đọng nước sạch), thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20 độ C.
Chu kỳ phát triển của muỗi vằn truyền sốt xuất huyết từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) trung bình 7 ngày và thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thể sống từ 20 - 40 ngày. Muỗi đực không hút máu người (chỉ hút nhựa cây). Muỗi vằn thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, bể đựng nước sạch, giếng nước, hốc cây hoặc các đồ vật, đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa, lon bia, lon nước ngọt... đặc biệt là nước sạch.
Chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh nên biện pháp hữu hiệu nhất để phòng sốt xuất huyết là mỗi người dân cần chủ động diệt muỗi và bọ gậy, đồng thời tìm mọi cách xua muỗi, tránh muỗi đốt, cụ thể:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Dùng hương diệt muỗi (đốt hương muỗi), các loại đèn hoặc vợt bắt muỗi, phun hóa chất diệt muỗi, phun từng ngõ ngách, góc nhà của từng tổ dân phố, từng nhà. Cần phun thuốc diệt muỗi đồng bộ, cùng thời gian trong một tổ dân phố, trong một xóm để muỗi không còn chỗ ẩn nấp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.