Ngày Tết, một số trẻ có nguy cơ tiềm ẩn bất dung nạp đường khi sử dụng bánh mứt nhiều, dễ phát sinh ra bệnh tiểu đường hay đái tháo đường. Trong khi biểu hiện ban đầu của bệnh là các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, hay ói mửa, đau bụng sau đó thở mệt, rối loạn tri giác lơ mơ, hôn mê…dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác, dẫn đến tử vong nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), bệnh đái tháo đường ở trẻ em là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường dẫn đến hậu quả là nồng độ đường trong máu (chính xác là glucose) vào buổi sáng chưa ăn, cao hơn mức bình thường từ 126mg% trở lên.
Nguyên nhân cơ bản của sự rối loạn này là thiếu chất insulin sản xuất bởi tuyến tụy (tiểu đường type 1) hoặc khiếm khuyết tác động của insulin (tiểu đường type 2). Insulin giúp cho cơ thể chuyển hóa, sử dụng chất glucose cung cấp bởi thức ăn giàu đường bột.
Nồng độ đường trong máu còn gọi là đường huyết, bình thường từ 80 - 120mg% (80 - 120mg/100ml máu), còn trong nước tiểu bình thường không có glucose.
Trong nhóm trẻ bị tiểu đường, người ta nhận thấy: tần suất bệnh cao nhất ở 2 nhóm tuổi là 5 - 7 tuổi tương ứng với thời điểm tăng tiếp xúc với các tác nhân nhiễm trùng khi bắt đầu đi học và nhóm tuổi dậy thì tương ứng với lúc tăng tiết hormone sinh dục, hormone tăng trưởng và các stress ở lứa tuổi này. Nam nữ có thể mắc bệnh như nhau. Đa số trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1. Một số ít mắc bệnh tiểu đường type 2 thường ở trẻ dư cân, béo phì. Người ta cũng nhận thấy bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiễm siêu vi cúm, quai bị, coxsackie B4, rubella, CMV (cytomegalovirus).
Mặc dù khoa học chưa chứng minh được ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó làm cho bữa ăn mất cân bằng, lượng đường "dư" trong máu buộc tụy tạng và các cơ quan khác phải làm việc nhiều để chuyển đường thành mỡ đưa đến mập phì và các rối loạn khác không có lợi cho sức khoẻ.
Phát hiện tiểu đường
Triệu chứng đặc trưng là ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thường gọi là triệu chứng "bốn nhiều". Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng hiện nay, ít gặp trẻ tiểu đường biểu hiện cả triệu chứng "bốn nhiều" mà chỉ gặp các triệu chứng hai hoặc ba nhiều, hay là các biểu hiện ăn kém, sụt cân, mệt mỏi, suy kiệt, nôn ói, đau bụng, mất nước, rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê) hoặc biểu hiện qua suy giảm sức đề kháng cơ thể như bị nhọt da, viêm ngứa bộ phận sinh dục, viêm quanh nướu răng; hay biểu hiện thần kinh như tê rần như kiến bò ở chân, mạch máu võng mạc: giảm thị lực, hoa mắt. Trước đó trẻ có thể biểu hiện đơn thuần là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp hay đường tiêu hóa hay đường tiểu… Khi có các triệu chứng gợi ý trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám tầm soát bệnh tiểu đường.
Các biến chứng
Biến chứng cấp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ là hôn mê nhiễm toan ceton. Do không sử dụng được đường nên cơ thể lấy năng lượng cho hoạt động từ nguồn mỡ dự trữ đưa đến tạo nhiều thể ceton trong máu thông qua quá trình chuyển hóa acid béo, đưa đến nhiễm toan máu nặng. Trẻ biểu hiện rối loạn tri giác lơ mơ, hôn mê, thở nhanh sâu, mất nước có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng lâu dài như tổn thương mạch máu ở võng mạc: giảm thị lực, hoa mắt, có thể đưa đến mù lòa; ở thận: tiểu đạm, có thể suy thận; ở chân: chân lạnh, tím đỏ, loét; tổn thương thần kinh: tê rần, rát bỏng, đau nhức chân.
Điều trị và theo dõi
Điều trị bệnh tiểu đường nhằm đưa mức đường huyết về gần mức bình thường, đồng thời hạn chế biến chứng. Để điều trị tiểu đường hiệu quả, cần tuân thủ các bước sau đây:
- Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên theo y lệnh của bác sĩ, thường xuyên thử đường huyết nhanh bằng que (dextrostix hoặc glucostix). Ngoài ra còn thử định kỳ Hemoglobine A1c để biết đường huyết đã được kiểm soát tốt chưa.
- Dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo y lệnh bác sĩ.
- Chế độ ăn, cách chăm sóc ngăn ngừa và phát hiện sớm biến chứng.
- Sự hợp tác giữa bác sĩ điều trị, trẻ bệnh và phụ huynh trẻ rất cần thiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.
IVF Bảo Sơn mang đến cơ hội vàng cho 100 cặp vợ chồng với ưu đãi miễn phí thủ thuật IVF trị giá 54 triệu đồng. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ.
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.