Theo thông tin từ Khoa Hô hấp 1, các trường hợp đều dưới 3 tuổi, đây cũng là lứa tuổi thường gặp (chiếm 74,5% theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2019). 3 trường hợp dị vật là hạt dưa, 1 trường hợp là hạt đậu phộng.
Ngoài việc gây bít tắc đường thở, điều nguy hiểm là các loại hạt này có tinh dầu, khi vào đường thở sẽ gây tình trạng viêm rất nặng. Vì vậy, trẻ cần phải được nội soi phế quản gắp dị vật ra ngay. Dị vật đường thở là một tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể đe dọa đến tình mạng của trẻ do dị vật làm tắc nghẽn đường thở dẫn đến thiếu oxy.
Theo các bác sĩ, thời gian này trẻ được ở nhà không phải đến trường, ba mẹ đôi khi không thể giám sát trẻ thường xuyên, dễ dẫn đến những những tình huống không mong muốn. Do đó, ba mẹ không nên lơ là thiếu cảnh giác và cần có những kiến thức nhằm biết cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật.
Những dấu hiệu nghi ngờ dị vật đường thở
Thường xảy ra đột ngột, trên trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường
Trẻ có biểu hiện cơn ho sặc sụa dữ dội, khó thở, tím tái. Một số trẻ kèm theo hoảng loạn, kích động. Trẻ lớn hơn, có thể ôm cổ và ra dấu hiệu đang bị nghẹn ở cổ
Nếu dị vật gây tắc nghẽn hoàn toàn đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, ngưng tim.
Biến chứng có thể gặp khi hóc dị vật
Biến chứng cấp tính: xảy ra ngay lập tức, trẻ có khó thở. Nếu không kịp thời xử trí sẽ dẫn đến ngạt thở.
Biến chứng lâu dài: dị vật có thể bị bỏ quên (qua giai đoạn ho sặc sụa ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và giảm kích thích hơn do dị vật đã đi xuống dưới, nếu trẻ không được chứng kiến bởi người lớn trước đó thì sẽ bị bỏ qua) dẫn đến trẻ ho kéo dài, viêm phổi tái diễn....
Cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật
Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, la hét, không khó thở, cha mẹ nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện ngay.
Nếu trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thao tác vỗ lưng, ấn ngực được thực hiện như sau:
Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ ưỡn tránh gập đường thở
Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich:
Trường hợp trẻ còn tỉnh: Đứng hoặc quỳ phía sau, vòng 2 tay qua người trẻ; Đặt 1 bàn tay (nắm đấm) dưới mũi ức; Đặt bàn tay kia ôm lấy nắm đấm; Ấn bụng mạnh hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên 5 lần; Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có; Nếu vẫn còn tắc nghẽn thì tiếp tục lặp lại ấn bụng như trên.
Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa; Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ; Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Sau đó kiểm tra đường thở, nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục làm lại các bước trên cho đến khi dị vật rơi ra hoặc đội cấp cứu tới.
Khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước cấp cứu tại nhà, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, để được xử trí kịp thời.
Phòng ngừa dị vật đường thở
Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như: kẹo, đậu phộng, nho, các loại hạt…
Trẻ nên được ngồi thẳng khi ăn, và phải được giám sát bởi người lớn.
Trẻ nên được hướng dẫn cách nhai kỹ thức ăn và tránh la hét, nói cười, chạy nhảy hay khóc khi ăn.
Để xa tầm tay trẻ những vật dụng hay những mảnh đồ chơi nhỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.