Tại Khoa Tiêu hóa bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh tiêu chảy ngày càng tăng. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, thường gặp hơn là gây suy dinh dưỡng cho trẻ vì giảm hấp thu do tổn thương niêm mạc ruột. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy thường được gây ra bởi nhiễm trùng tiêu hóa do virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng, rất dễ lây qua các con đường sau:
- Không vệ sinh tay trước khi ăn;
- Thực phẩm không được bảo quản tốt hoặc nguồn nước bị ô nhiễm;
- Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc;
- Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như: bát, đĩa, cốc, chén;
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: người bệnh, chất nôn…
Một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy là viêm dạ dày ruột do virus. Nhiều loại virus khác nhau có thể gây ra tiêu chảy, triệu chứng này thường kéo dài chỉ một vài ngày và thường ổn định trong 1 tuần.
Nhiễm rotavirus là nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày ruột do virus ở trẻ em. Đây chính là nguyên nhân gây tiêu chảy nặng và mất nước nhiều, mặc dù không phải tất cả các trẻ nhiễm rotavirus sẽ có triệu chứng. Tuy nhiên, với vaccine cho trẻ dưới 5 tháng tuổi có thể ngăn chặn khoảng 75% các trường hợp nhiễm rotavirus.
Tiêu chảy có thể do dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose, hoặc các bệnh về đường tiêu hóa, như bệnh celiac và bệnh viêm ruột, hay do tình trạng loạn khuẩn do sử dụng kháng sinh phổ rộng, kéo dài.
Các biểu hiện và triệu chứng của trẻ khi bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, các triệu chứng thường bắt đầu bằng cơn đau bụng tiếp theo là tiêu chảy thường kéo dài không quá một vài ngày. Một vài triệu chứng khác, chẳng hạn như: sốt, nôn, giảm cân, dấu hiệu mất nước.
Trong những trường hợp viêm dạ dày ruột do virus, trẻ em thường bị sốt và nôn đầu tiên, tiếp theo là tiêu chảy.
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi
Trẻ hơn 6 tháng tuổi có kèm các triệu chứng:
- Tiêu chảy nghiêm trọng (đi chảy nhiều lần, phân lỏng nhiều nước) hoặc tiêu chảy hơn 1 tuần.
- Sốt trên 39oC hoặc cao hơn.
- Nôn mửa lặp đi lặp lại, từ chối uống nước hoặc không uống được.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy có chứa máu hoặc chất nhầy.
Trẻ có các dấu hiệu của mất nước
- Môi khô.
- Khát nước, uống háo hức.
- Đôi mắt trũng sâu, thóp lõm.
- Tiểu ít.
- Thờ ơ hoặc dễ cáu gắt.
- Mệt mỏi hoặc chóng mặt trong một đứa trẻ lớn tuổi.
Chăm sóc cho trẻ khi bị tiêu chảy
- Tiêu chảy nhẹ thường không gây ra vấn đề nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường, uống và ăn đầy đủ. Tiêu chảy nhẹ thường qua đi trong vòng một vài ngày và trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn khi được chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi, và uống nhiều nước.
- Trẻ bị tiêu chảy nhẹ không mất nước hoặc ói mửa có thể tiếp tục ăn uống các loại thực phẩm thông thường bao gồm cả sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ theo lứa tuổi. Trong thực tế, một chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm bớt thời gian tiêu chảy. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ đảm bảo nguồn năng lượng để chống lại tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi lại niêm mạc ruột bị hư tổn.
- Cân nhắc việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy. Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp có bằng chứng (xét nghiệm) tiêu chảy do nhiễm khuẩn và có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bệnh được gây ra bởi một loại ký sinh trùng, nó có thể được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng để chữa bệnh hoặc rút ngắn thời gian của bệnh.
- Các vấn đề chính cần quan tâm khi điều trị tiêu chảy là sự bù đắp của nước và chất điện giải (muối và khoáng chất) bị mất từ cơ thể do tiêu chảy, nôn mửa và sốt.
Phòng bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và hầu như chúng ta không thể ngăn chặn sự tiếp xúc của các tác nhân gây bệnh tiêu chảy với trẻ. Sau đây là một số biện pháp:
- Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn. Rửa tay là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu chảy được truyền từ người này sang người khác.
- Bảo quản nguồn thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.
IVF Bảo Sơn mang đến cơ hội vàng cho 100 cặp vợ chồng với ưu đãi miễn phí thủ thuật IVF trị giá 54 triệu đồng. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ.
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.