Từ tháng 6/2020, cháu Nguyễn Trung Kiên đã bắt đầu điều trị ung thư máu khi mới vừa tròn 2 tuổi. Hơn nửa năm trời ròng rã nằm viện, truyền hóa chất, đến Tết bố mẹ con chỉ mong sao con được đón một cái Tết trọn vẹn ở nhà.
Vậy mà đêm mùng 1 Tết, con đã bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng rất nhiều. Máu chảy ướt đầm cả ga gối. Không thể chờ đến sáng, bố mẹ con vội vàng gọi xe đưa con từ Vĩnh Phúc xuống Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cấp cứu.
Hơn 1 giờ đêm mùng 2 Tết, con nhập viện, tiểu cầu chỉ còn 8G/l, mất máu nhiều. Lòng bố mẹ con đứng ngồi không yên, chỉ lo trong những ngày Tết không có máu, có tiểu cầu truyền cho con. Bác sĩ phải dự trù khối hồng cầu và tiểu cầu gấp. Tại thời điểm này, chính các y bác sĩ tại Viện đã tham gia hiến tiểu cầu, đồng thời trong nhiều trường hợp Viện phải liên hệ trực tiếp, vận động người đến hiến tiểu cầu để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách trong điều trị.
Khi chỉ còn vài tuần nữa là bước sang năm mới, chị Lý Lở Mẩy (26 tuổi, dân tộc Dao ở Tả Phìn, Sapa, Lào Cai) phát hiện bị bệnh ung thư máu. Chồng chị phải gửi cô con gái nhỏ cho ông bà, gom góp tiền bạc đưa vợ xuống Hà Nội điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Tung ương. Ngay trong đợt điều trị đầu tiên, cả huyết sắc tố và tiểu cầu của chị đều giảm sâu. Chị bị xuất huyết dưới da, máu bầm tím từng mảng khắp người, khả năng xuất huyết não luôn rình rập.
Khi Tết đến càng gần, khi người bệnh cùng phòng, cùng khoa háo hức được ra viện, về nhà đón Tết thì chị phải ở lại viện, trong lòng không nguôi nỗi mong nhớ và lo cho cô con gái nhỏ. Thể bệnh của chị là Lơ-xê-mi cấp thể tiền tủy bào, đây là thể bệnh ung thư máu có cơ hội sống rất tốt vì đã có thuốc điều trị nhắm đích, tuy nhiên nguy cơ chảy máu lại rất cao. Nếu như người bệnh không được truyền chế phẩm máu kịp thời thì dù có thuốc điều trị tốt đến đâu cũng khó có thể cứu sống.
Chỉ số tiểu cầu của chị Lý Lở Mẩy bị giảm sâu dẫn đến xuất huyết dưới da và đối mặt với nhiều khả năng xuất huyết nguy hiểm khác như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa..
Suốt những ngày điều trị, chị liên tục phải truyền máu. Có những ngày, chị truyền liên tục 4 đơn vị máu. Chỉ tính trong 20 ngày nằm viện (từ 29/1 – 19/2) chị đã nhận tổng cộng gần 50 đơn vị chế phẩm máu (bao gồm cả hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương…).
Trong khi đó, ngay trước Tết, dịch bệnh bùng phát trở lại. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phải hoãn 30 buổi hiến máu do các đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu, dẫn tới hơn 8.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo dự kiến.
Sau Tết, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương lại nhận thông tin hoãn thêm khoảng 24 lịch hiến máu từ nay đến hết tháng 3 với dự kiến khoảng 5.000 đơn vị máu. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho điều trị vẫn không hề giảm. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mới chỉ đáp ứng được 70 - 80% dự trù máu từ các bệnh viện.
Có những ngày chị Mẩy phải truyền liên tục 4 đơn vị máu (hồng cầu và tiểu cầu).
Ước tính nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị trong tháng 2 và tháng 3 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là khoảng 50.000 đơn vị máu. Với các lịch hiến máu được duy trì đến thời điểm này thì vẫn còn thiếu khoảng hơn 20.000 đơn vị máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân).
Trên cả nước còn có hàng nghìn người bệnh đang thiếu máu, trong đó có những sản phụ băng huyết sau sinh, những ca cấp cứu… mà chỉ cần truyền máu chậm một chút thôi có thể khiến người bệnh mất đi cơ hội sống.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu; đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.