Bác sĩ Trần Ngọc Hội - Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, nhưng cũng có khi âm thầm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền (khoảng 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh), thay đổi nội tiết tố hay lối sống tĩnh tại, thói quen ít vận động khiến các van mạch máu làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu hoặc bị hỏng. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều, thói quen đi giày cao gót, mặc quần chật…
Khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các triệu chứng ban đầu của người bệnh thường rất mờ nhạt và thoáng qua. Tuy nhiên, có một số biểu hiện nếu chú ý sẽ nhận thấy được, như: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
Bà Nguyễn Thị Huệ trú tại huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Thời gian đầu mới phát hiện bệnh, bà thấy hai chân có những tia máu từng mảng xanh tím, càng lúc xuất hiện càng nhiều. Lâu lâu bị nặng chân và có cảm giác như kim chích. Bà tự mua thuốc giảm đau về uống nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát. Bà đã đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch.
Trường hợp khác là bà Hoàng Thị Hà ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Bà bị nhức mỏi, tê bì chân tay, thường xuyên bị chuột rút nhưng vì dịch COVID-19 nên bà ngại đi viện khám bệnh. Hai tháng trở lại đây, chân của bà bị sưng to, đi lại đau nhức, buốt. Người nhà đã đưa bà tới Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện cẳng chân của bà bị biến chứng về rối loạn huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo.
Theo bác sĩ Trần Ngọc Hội, bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới như khuỷu chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi. Vùng da bị giãn tĩnh mạch thường có màu xanh. Giãn tĩnh mạch nặng hay nhẹ không liên quan nhiều đến kích thước cũng như số lượng tĩnh mạch bị giãn.
Nếu ở chân thì những biểu hiện hay gặp nhất đầu tiên là có cảm giác nặng chân, mỏi chân kèm theo việc đứng lên hoặc ngồi xuống rất khó khăn. Một số trường hợp người bệnh cảm thấy rát, đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn. Chuột rút là một triệu chứng có thể gặp trong bệnh giãn tĩnh mạch nhưng không phải hễ chuột rút là bị suy giãn tĩnh mạch, bởi vì, chuột rút còn do nhiều nguyên nhân khác như cơ thể thiếu nước, thiếu chất điện giải (natri, magiê, canxi, kali...), hoặc do đái tháo đường...
Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Có trên 75% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, họ còn ngại đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng.
Để phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ Hội khuyến cáo: Bệnh nhân nên tránh đứng lâu, đứng nhiều một chỗ, khi ngồi không vắt chéo chân, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Khi ngủ kê hai chân cao bằng một chiếc gối có độ dày vừa phải để máu lưu thông được dễ dàng. Cần ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin, nhất là các loại quả, rau để có đủ một số vi chất cần thiết làm tăng tính bền vững của thành mạch.
Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần phải đi khám và điều trị thích hợp. Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân theo xu hướng vuốt dọc từ mu bàn chân lên cẳng chân, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông một cách dễ dàng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.