Giải đáp vấn đề này, BS. Phạm Văn Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại và Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, hệ miễn dịch của chúng ta có nhiều chiến binh (bạch cầu) thường trú ở "trung tâm huấn luyện" là lá lách. Khi có nhiễm trùng xảy ra, các chiến binh này sẽ đi tiêu diệt các kẻ xâm nhập - vi khuẩn, virus gây bệnh. Để việc chiến đấu được thuận tiện, các chiến binh của hệ miễn dịch sẽ tạo nên các hạch - vốn là những nơi đồn trú tạm, gần với nơi vi khuẩn, virus đang tấn công.
Đó là lý do nếu một người bị thương, nhiễm trùng ở đùi chẳng hạn, sẽ thấy vùng bẹn nổi hạch. Tương tự, để tiện chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các hạch ở khu vực miệng - họng. Đó là hai hạch bạch huyết lớn ở họng (amidan) và các hạch nhỏ ở vùng vòm họng (VA).
Amidan và VA có vai trò nhất định trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rõ ràng rằng việc cắt amidan, nạo VA làm khả năng miễn dịch suy giảm. Nhưng nhìn chung, điều trị bảo tồn vẫn là ưu tiên. Thông thường, các bé sẽ được cho uống thuốc để giảm tình trạng sưng, viêm.
Cắt amidan, nạo VA chỉ được bác sĩ chỉ định những khi phát sinh các vấn đề mà thuốc không còn giải quyết nổi, ví dụ như các hạch này sưng to nhiều lần, gây cản trở việc hô hấp, việc ăn hoặc bú sữa (bú khó, bú kém), gây các biến chứng (viêm tai giữa, viêm phổi)…
Chỉ định này luôn được cân nhắc ở mức tối đa. Ngoài ra, để tiến hành thủ thuật còn cần cân nhắc nhiều yếu tố (tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe của bé, các bệnh lý đang mắc, các yếu tố bất lợi cho việc nạo, cắt hạch…). Vì vậy, khi nào cắt amidan, nạo VA, tốt nhất hãy để bác sĩ đang trực tiếp khám và điều trị cho con các bạn quyết định.
Phẫu thuật nạo VA (trong trường hợp VA gây biến chứng như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới và ảnh hưởng đến đường thở của trẻ) được coi là một phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay.
Sau khi cắt amidan, nạo VA, đương nhiên các vấn đề phát sinh do sưng hạch (bú kém, ăn uống khó, khó thở, viêm tai, viêm phổi…) cũng sẽ hết theo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.