Ngày 27/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong khuôn khổ hội nghị hơn 200 đơn vị ký cam kết triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm bệnh trong bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng 3,5 - 12%. Trung tâm Kiểm soát và Kiểm soát bệnh dịch châu Âu (ECDC) báo cáo tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước châu Âu trung bình là 7,1%. Số liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia chậm và đang phát triển rất hạn chế, thường có chất lượng thấp và không có sẵn. Tuy nhiên, phân tích gần đây của WHO cho thấy các ca nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra với tần suất cao hơn do hạn chế nguồn lực so với các nước phát triển. Tổn thất tài chính hàng năm do nhiễm trùng bệnh viện cũng rất lớn: ước tính khoảng 7 tỷ Euro ở châu Âu, bao gồm chi phí trực tiếp 16 triệu ngày nằm viện và khoảng 6,5 tỷ USD ở Mỹ.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Nhiều chính sách, văn bản, hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành nhằm tăng cường năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn. Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn được thiết lập từ Bộ Y tế đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đi vào hoạt động hiệu quả. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bước đầu huy động nguồn lực cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai thực hiện với chất lượng ngày càng cao tại hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Giám sát vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch...
Mặc dù vậy, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức
Một số người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, do vậy việc cam kết đầu tư và định hướng cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn chưa phù hợp và hiệu quả. Chưa có chính sách ưu đãi, thu hút những người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để họ yên tâm công tác và cống hiến tâm huyết cho ngành.
Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa hoàn thiện đầy đủ theo quy định. Cả nước còn tới 16,2% bệnh viện có số giường bệnh >150 chưa thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; 26,3% bệnh viện đã thành lập Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa Kiểm sóa nhiễm khuẩn; 24,1% Lãnh đạo khoa/tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn không phải đào tạo từ ngành y, hoặc có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ học. Hệ thống quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn còn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc triển khai, điều hành các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu và yếu: đa số nhân viên phụ trách công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo thực hiện giám sát chuyên trách. Hầu hết bộ phận giám sát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đều thiếu nhân lực so với quy định lại chưa được đào tạo về giám sát chuyên trách do vậy chưa thực hiện được giám sát chủ động, liên tục các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và giám sát các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Chưa có bộ môn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
Nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhiều bệnh viện chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chi phí cho kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được chi đúng, chi đủ. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tập trung nhiều vào giặt là, hấp sấy, quản lý chất thải mà chưa chú trọng vào công tác giám sát bao gồm giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây mới là nhiệm vụ trọng tâm của kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhằm bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Một số bệnh dịch xảy ra ngay tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian qua đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và kinh phí: Dịch SARS năm 2003, nhiễm trùng muộn sau phẫu thuật tại Hà Giang (2013), lây nhiễm Sởi, vi khuẩn đa kháng kháng sinh tại BV Nhi Trung ương, nhiễm vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh (2017)… Việc thực hiện không tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn có nguy cơ cao gây lây lan các bệnh dịch trong bệnh viện và cộng đồng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều tác nhân gây dịch mới xuất hiện và các vi khuẩn đa kháng, siêu kháng với thuốc kháng sinh.
Hiện nay ngành y tế xác định việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Trong những năm tới, ngành y tế sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như phát triển nội soi, phẫu thuật tim mạch, ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc… Các chuyên khoa hệ nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm nay đã có sự phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn sâu, triển khai nhiều kỹ thuật đòi hỏi phải vô khuẩn cao. Sự phát triển đó đòi hỏi công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được tăng cường, phát triển tương xứng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế.
Đặc biệt với mô hình bệnh tật của nước chậm phát triển và đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao, nhiều bệnh dịch mới nổi có nguy cơ tử vong cao và gây dịch xuất hiện không chỉ tại cộng đồng mà ngày càng có xu hướng lây lan nhiều trong BV như Cúm A (H5N1,H1N1, H7N,..), MER-CoV, Ebola... là một trong những thách thức lớn trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch tại các cơ sở KBCB.
Để khắc phục những hạn chế, thách thức trên, các đơn vị phải triển khai thực hiện nghiêm túc
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn và bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo cơ cấu giá viện phí dành cho kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Bố trí đủ nhân lực có năng lực chuyên môn, đã được đào tạo và có chứng chỉ về kiểm soát nhiễm khuẩn làm kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên trách. Bảo đảm nhân viên y tế trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh phải được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cách ly theo đúng hướng dẫn chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đến mức thấp nhất.
- Áp dụng các biện pháp truyền thông phù hợp để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cường sự tham gia phối hợp của người bệnh, người nhà người bệnh nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đúng quy định. Thực hiện cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần bảo đảm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh an toàn và chất lượng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.