Tại hội thảo, ThS.BS Trần Thị An - Trưởng khoa Nội bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: “Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm yếu tố liên quan đến hành vi và yếu tố liên quan đến chuyển hóa.
Trong đó những yếu tố liên quan đến hành vi chính là: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu độc hại. Những yếu tố liên quan đến chuyển hóa bao gồm: Huyết áp tăng cao, mỡ máu tăng cao (cholesterol cao), lượng đường trong máu cao (đái tháo đường), và béo phì. Đáng lo ngại là các yếu rố rủi ro liên quan đến hành vi và quá trình trao đổi chất có thể cùng tồn tại ở một vài đối tượng và làm tăng tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của cá nhân lên”.
Để giúp giảm tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh cần giảm mọi yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng tránh chứng đau tim và đột quỵ. Bên cạnh thay đổi lối sống như ngừng hút thuốc lá, giảm lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, tránh uống rượu độc hại…, người có nguy cơ bệnh tim mạch còn cần tuân thủ điều trị y tế với các bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và đái tháo đường. Kiểm soát và điều trị tốt cholesterol và cao huyết áp là yếu tố then chốt giúp giảm nguy cơ bị tim mạch.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đầu ngành cũng đồng ý rằng dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, nâng cao mức độ tuân thủ cho bệnh nhân về điều trị. Nhấn mạnh về điều này, bác sĩ Trần Thị An cho biết: “Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh, đưa ra các khuyến nghị về liều thuốc theo khẩu phần ăn uống/lối sống, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ về tình trạng sức khỏe và các phác đồ điều trị, cũng như tư vấn về tính hiệu quả và an toàn của phác đồ điều trị. Dược sĩ cũng có thể tác động, cải thiện mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân như: thường xuyên theo dõi để tăng cường mức độ tuân thủ lâu dài, sẵn sàng tiếp cận để giám sát phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng ngoại ý, tương tác thuốc, việc sử dụng thuốc đúng cách…”
Tâm lý của bệnh nhân khi trao đổi cùng dược sĩ tại các hiệu thuốc công cộng về các cách thức chăm sóc khỏe, hiệu quả của thuốc, liều lượng uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc sử dụng thuốc lâu dài… thường rất thoải mái. Điều này là một lợi thế lớn cho dược sĩ để có thể góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi giúp bệnh nhân tuân thủ tốt việc điều trị và có hiểu biết cặn kẽ về sức khỏe của mình.
Theo PGS.TS.BS Vũ Bích Nga - Cán bộ Bộ môn Nội tổng hợp, phó Viện trưởng viện Nội tiết - đái tháo đường, Đại học Y Hà Nội: Những biện pháp giúp tăng cường mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân mà dược sĩ có thể thực hiện là: Điều chỉnh thuốc theo thói quen hàng ngày của bệnh nhân, đơn giản hóa chế độ dùng thuốc nếu có thể, sử dụng các bao bì đóng gói đơn vị sử dụng, thảo luận với bệnh nhân về các rào cản tuân thủ có thể xảy ra như tác dụng ngoại ý, tính phức tạp của chế độ trị liệu…
Đặc biệt, với sự tham gia của dược sĩ thông qua tư vấn trực tiếp với bệnh nhân cho thấy đã cải thiện tỷ lệ tuân thủ lâu dài theo phác đồ điều trị. Có thể thấy, tất cả mọi nỗ lực của dược sĩ trong việc tư vấn và tăng mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đều giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Cụ thể như ở cao huyết áp, việc bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc hạ huyết áp thường là nguyên nhân gây mất kiểm soát huyết áp.
Dự kiến mức độ tuân thủ cải thiện đối với phác đồ điều trị tăng huyết áp có thể ngăn chặn đến 89.000 ca tử vong sớm ở Mỹ mỗi năm. Tại hội thảo, các đại biểu đồng ý quan điểm rằng: “Dược sĩ là các chuyên gia y tế rất dễ tiếp cận và là tài sản quý giá trong quá trình điều trị huyết áp cao”. Với những tư vấn cụ thể và những tác động góp phần nâng cao tuân thủ điều trị ở bệnh nhân, dược sĩ là những người có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều trong việc phòng chống, điều trị cao huyết áp, cao mỡ máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong vì bệnh tim mạch hàng năm.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.