Hoa oải hương (Lavender) là một trong những loại hoa được các cô gái rất yêu thích bởi vẻ đẹp và mùi hương của chúng. Tuy nhiên, loại hoa này còn có rất nhiều tác dụng bất ngờ.
Tên của loại hoa này bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là "để rửa"
Việc sử dụng hoa oải hương sớm nhất được cho là từ thời Ai Cập cổ đại. Do đó, dầu hoa oải hương đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ướp xác.
Trong những giai đoạn lịch sử sau này, hoa oải hương trở thành phụ gia khi tắm ở một số khu vực, trong đó có Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và Rome. Những nền văn hóa cổ xưa này tin rằng hoa oải hương có thể thanh lọc cơ thể và tâm trí.
Từ thời cổ đại, hoa oải hương đã được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm: các vấn đề về sức khỏe tâm thần, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, đau đầu, rụng tóc, buồn nôn, mụn nhọt, đau răng, kích ứng da, ung thư.
Hoa oải hương thường được dùng trong các phương pháp trị liệu bằng dầu thơm
Hương thơm từ tinh dầu hoa oải hương được cho rằng có thể làm bạn bình tĩnh và giữ gìn sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu cho thấy xoa dầu có chiết xuất hoa oải hương, cùng với hoa hồng và cây xô thơm, có thể làm giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Loại trị dùng dầu thơm cũng được dùng trong việc điều trị ung thư. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, mùi thơm trong liệu pháp trị liệu bằng dầu thơm có thể kiểm soát các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Các thụ thể cảm thụ mùi hương có thể gửi tín hiệu đến não và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc. Điều này cũng có thể giúp cho những người bị chứng mất trí.
Mặc dù có rất nhiều người khẳng định tác dụng chữa bệnh của mùi thơm từ hoa oải hương, nhưng hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ. Các thử nghiệm về tác dụng của hoa oải hương vẫn còn gây tranh cãi.
Hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon
Đã từ rất lâu, hoa oải hương được khuyên nên dùng cho những người bị mất ngủ hoặc mắc các rối loạn về giấc ngủ. Nhiều người thường nhồi hoa oải hương vào cùng với bông của gối để giúp họ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngày nay, trị liệu bằng dầu thơm sử dụng hoa oải hương thường được dùng để điều trị đau đầu, lo lắng hoặc bồn chồn. Liệu pháp mát xa sử dụng dầu hoa oải hương có thể có tác dụng giữ bình tĩnh và hỗ trợ giấc ngủ. Tại Đức, trà hoa oải hương được chấp nhận như một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng để điều trị gián đoạn giấc ngủ, bồn chồn không yên và kích ứng dạ dày.
Hoa oải hương có thể làm giảm một số vấn đề liên quan đến da và tóc. Thuốc bôi ngoài da có sử dụng dầu hoa oải hương có thể có tác dụng trong việc điều trị rụng tóc từng vùng, nguyên nhân của việc tóc rụng ra từng mảng. Trong một nghiên cứu, những người tham gia sẽ xoa tinh dầu hoa oải hương, húng tây, hương thảo và gỗ tuyết tùng trên những vùng tóc đã rụng. Và một số người đã thấy tóc mọc lại sau 7 tháng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không xác định được đó là do tác dụng của loại tinh dầu nào.
Khi được thoa lên da, dầu hoa oải hương có những tác dụng tích cực trong việc chữa eczema, mụn nhọt, cháy nắng và tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Có thể cân nhắc đến việc dùng kem bôi có chiết xuất hoa cúc và hoa oải hương để làm dịu vùng da bị kích ứng do cháy nắng và hăm tã tại nhà.
Hoa oải hương có thể chữa ung thư không?
Perillyl alcohol (POH) được chiết xuất từ nhiều loại tinh dầu khác nhau, bao gồm tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, anh đào, cây xô thơm và tinh dầu sả. Các bằng chứng còn đang gây tranh cãi, tuy nhiên các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của POH trong việc dự phòng và điều trị ung thư.
Thận trọng
Tinh dầu hoa oải hương có thể gây độc khi nuốt phải. Dạng chiết xuất duy nhất từ hoa oải hương có thể dùng đường uống được là trà hoa oải hương.
Dầu hoa oải hương không nên dùng cho trẻ nhỏ và có thể sẽ có các ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ em nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.