Thực hiện cam kết của Chính phủ, ngày 18/06/2018 Ban chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, thành phố Hà Nội (Ban chỉ đạo 138 Thành phố) đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, 90% số người này được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.
Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Chính trị tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (tháng 6/2016), nhằm kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030: "Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS" trong 5 năm tới để đạt được "Mục tiêu 90 - 90 - 90" vào năm 2020. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương đã hưởng ứng Mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên Hợp Quốc từ năm 2014.
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo 138 Thành phố, đến năm 2020 toàn thành phố dự kiến sẽ có trên 27.000 người nhiễm HIV. Theo đó, để đạt được mục tiêu 90 - 90 - 90 thành phố cần phải xét nghiệm khẳng định xác định tình trạng nhiễm HIV cho 24.418 người, điều trị ARV cho 21.980 người trong số này và 19.780 người được điều trị ARV đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.
Đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội đã đạt được mục tiêu 90 thứ ba, đó là 94% người được điều trị ARV đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Trong khi đó mục tiêu 90 thứ nhất mới chỉ đạt 71%, mục tiêu 90 thứ hai mới chỉ đạt 55,9%. Để thực hiện thành công cam kết của Chính phủ cũng như kế hoạch của thành phố, những khó khăn và thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS của Hà Nội thực sự còn rất lớn.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, tính đến 31/10/2018, số người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống của thành phố Hà Nội là 20.666 người, chiếm khoảng 10% tổng số người nhiễm HIV/AIDS của cả nước và là tỉnh thành có số người nhiễm cao thứ 2 trong toàn quốc. Tất cả các quận, huyện của thành phố Hà Nội đều có người nhiễm HIV, 577/584 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV (94,9%). Với tình hình nhiễm HIV như trên, cộng với đặc điểm dân cư đông, có nhiều di biến động khiến cho công tác giám sát, phát hiện gặp nhiều khó khăn, đối tượng nhiễm HIV khó kiểm soát. So với dự kiến, hiện vẫn còn tới 30% người có HIV vẫn chưa biết tình trạng mình bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, nhiều người được chẩn đoán có HIV nhưng vẫn chưa tham gia điều trị ARV, hoặc đã tham gia điều trị nhưng bỏ điều trị, như vậy vô tình họ sẽ là nguồn lây cho cộng đồng.
Công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã được mở rộng tại 18 cơ sở, tạo điều kiện cho đối tượng có điều kiện tiếp cận dịch vụ. Tuy nhiên, đến thời điểm này kết quả mới chỉ đạt 74,6% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, từ 1/1/2018, các cơ sở điều trị này đã triển khai thu một phần dịch vụ, nên phần nào đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia điều trị.
Công tác can thiệp giảm tác hại bằng bao cao su, bơm kim tiêm đã được triển khai, phân phát tại 30/30 quận huyện cho các đối tượng nguy cơ cao. Tuy nhiên, hiệu quả phòng tránh lây nhiễm vẫn còn thấp, mô hình lây nhiễm thay đổi và diễn biến phức tạp. Hiện nay, lây truyền HIV qua đường máu tại Hà Nội đã giảm từ 29,5% năm 2013 xuống còn 32,4% năm 2018, nhưng lây truyền qua đường tình dục lại tăng cao từ 29,5% năm 2013 lên 65,7% năm 2018. Đặc biệt, số người nhiễm HIV mới phát hiện trong nhóm đối tượng quan hệ đồng giới nam (SMS) những năm gần đây tăng cao bất thường từ 1,1% năm 2015 lên 24,8% năm 2018. Trong khi đó, công tác can thiệp giảm tác hại bằng bao cao su đối với nhóm này là rất khó khan, ít hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ phát hiện người nhiễm HIV mới cũng như tỷ lệ tham gia điều trị ARV còn thấp đó là việc còn tồn tại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV. Đây chính là một rào cản làm cho những người có nguy cơ cao, những người có HIV lẩn tránh và không tiếp cận dịch vụ xét nghiệm và điều trị.
Trong khi đó, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở Hà Nội chưa được sâu rộng nên người dân nhận thức vấn đề này chưa đầy đủ. Một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Kinh phí cho thông tin giáo dục và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS còn thấp. Nguồn nhân lực, trang thiết bị còn thiếu và hạn chế. Trước đây, tại các TTYT quận, huyện có cả một phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, nhưng hiện nay theo Thông tư 37/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, phòng truyền thông giáo dục sức khỏe đã được sáp nhập vào phòng kế hoạch nghiệp vụ hoặc phòng tổ chức - hành chính. Chính vì vậy, các hoạt động truyền thông tại cơ sở chưa được duy trì thường xuyên mà mới chỉ tập trung trong các chiến dịch.
Bên cạnh đó, các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn tài trợ đã bị cắt giảm, nguồn ngân sách trong nước gặp nhiều khó khăn. Trước đây 80 - 90% nguồn thuốc ARV cung cấp để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV tại Việt Nam là do nguồn viện trợ từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn viện trợ này hiện đã bị cắt giảm. Từ năm 2019, việc xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV sẽ chuyển từ miễn phí sang hình thức thanh toán qua bảo hiểm y tế. Đây là thách thức lớn trong việc duy trì, ổn định điều trị cho bệnh nhân.
Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ, lâu dài, mới có thể kiểm soát và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Hà Nội cần tập trung nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến, đầu tư kinh phí từ nguồn địa phương để duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ngay tại cộng đồng. Tăng cường truyền thông nhằm thay đổi hành vi tới người dân, đặc biệt là các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Bộ Y tế cần có chính sách riêng về đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ làm việc tại các tuyến y tế cơ sở.
Thời gian tới cần có sự thay đổi căn bản trong công tác truyền thông, theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Đối với cộng đồng dân cư, cần nâng cao nhận thức cho người dân nhằm chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Tuyên truyền để người dân hiểu rõ hiệu quả của việc điều trị ARV là hết sức to lớn. Những người được điều trị ARV sớm và liên tục sẽ có tải lượng virus trong máu thấp dưới ngưỡng ức chế và khi đó họ sẽ có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và hữu ích, sẽ gần như không có nguy cơ lây truyền.
Đối với các nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, phạm nhân trong trung tâm giáo dục lao động xã hội cần được tuyên truyền để họ hiểu rõ về nguy cơ lây nhiễm HIV; sử dụng các dịch vụ giảm tác hại như bao cao su, bơm kim tiêm; tiếp cận xét nghiệm sớm; giảm mặc cảm. Đối với những người đã bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cần phải được tuyên truyền để họ mua thẻ bảo hiểm y tế và sẵn sàng tham gia điều trị ARV một cách thường xuyên, liên tục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế.
VTV.vn - Việc điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu là vấn đề được nhiều người quan tâm.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.