Nếu tê bì chân, tay do bệnh lý, người bệnh chủ quan, xem đó là những triệu chứng thông thường, để bệnh lâu ngày sẽ là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh mạn tính nguy hiểm khác. Khi biến chứng xảy ra mới đi chữa trị thì đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Thời gian trước, bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi, trú tại Thắng Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thường xuyên bị tê bàn chân, cảm giác như kiến bò, châm chích như kim châm. Do chủ quan, cứ nghĩ triệu chứng của người lớn tuổi nên bà Hồng không đi khám bệnh. Đến khi tình trạng tê bàn chân ngày một nhiều hơn, lặp lại thường xuyên hơn, việc đi lại của bà Hồng khó khăn, mỗi bước chân đều đau đớn và tê buốt nên bà mới đến bệnh viện khám. Bà Hồng cho biết: "Khi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị mắc biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường. Nguyên nhân có thể do đường huyết cao, gây hư hại hệ thần kinh ngoại biên".
Theo các bác sĩ Khoa Khám - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk: tê bì chân, tay là hiện tượng mất cảm giác hoặc cảm thấy tê tê ở các ngón tay hoặc ngón chân. Trong một số trường hợp, người bệnh có cảm giác như kiến bò, châm chích nhẹ lan khắp cơ thể. Tê bì chân, tay thường chỉ khiến người khác khó chịu trong giây lát rồi hết nên triệu chứng đó hay bị bỏ qua. Việc phát hiện và điều trị muộn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bì chân, tay. Nếu tê bì chân, tay do sinh lý, thường thì do chúng ta đứng, ngồi, nằm ngủ sai tư thế hoặc đứng, ngồi một chỗ quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau... khiến mạch máu bị chèn ép, không thể lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể gây nên tình trạng tê cứng. Đối với tê bì chân, tay do bệnh lý, khi cơ thể thiếu một số vitamin, như: B1, B12 và khoáng chất, như: axit folic, canxi, kali…. gây nên tình trạng tê bì chân tay. Một số căn bệnh rối loạn chuyển hóa, như: thừa cân, béo phì, tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch…sẽ khiến chân, tay hay bị tê bì, nhức mỏi và dần mất đi cảm giác.
Khi bệnh càng nặng, dấu hiệu tê chân, tay càng rõ ràng; các bệnh lý liên quan đến xương khớp, như: thoát vị, thoái hóa, viêm khớp, chấn thương cột sống…chèn ép hay làm tổn thương các dây thần kinh cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì. Ngoài ra, một số người bị nhiễm trùng do lao, thương hàn hay nhiễm virus, nhiễm độc thủy ngân, chì, hóa chất công nghiệp cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng tê bì.
Các bác sĩ cho biết: nếu tê bì chân, tay do sinh lý, những triệu chứng tê bì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng không cần điều trị chỉ cần thay đổi tư thế, ngủ nghỉ phù hợp, thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất nhất, xoa bóp vùng tay chân bị tê. Giữ ấm cho chân tay khi thời tiết lạnh; đồng thời thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B; nên uống nhiều nước, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; không nên ăn thực phẩm nhiều axit, đồ chiên rán, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Còn tê bì chân, tay do bệnh lý cần phải điều trị tích cực, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu không điều trị đúng, kịp thời, sẽ gây những biến chứng khó lường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Ngủ là thời gian để phục hồi, khi bị đau lưng, cần phải tìm cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất, không gây áp lực thêm cho cột sống.
VTV.vn - Lingo, thiết bị đeo sinh học cá nhân của Abbott vừa được vinh danh tại Giải thưởng Sáng tạo CES 2025. Đây là công nghệ giúp người dùng cải thiện sức khỏe tổng thể.
VTV.vn - Khi đang dọn dẹp nhà, bệnh nhân N.T.T. (trú tại Phú Thọ) không may bị cục vôi tôi bắn vào mắt.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.