
Bệnh nhân (22 tuổi, quê Cà Mau), nhập viện trong vì đau đầu dữ dội. Chụp CT-scan cho thấy hình ảnh xuất huyết não. Khi khảo sát thêm bằng cộng hưởng từ bơm thuốc, ghi nhận huyết khối tại nhiều vị trí trong hệ thống tĩnh mạch não.
Tìm hiểu kỹ về bệnh sử, bệnh nhân có thói quen hút shisha thường xuyên và ngày càng tăng dần trong suốt một năm vừa qua.
Nhờ chẩn đoán kịp thời và điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng đông, người bệnh đã phục hồi hoàn toàn.
Theo thông tin chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não, huyết khối tĩnh mạch (venous thrombosis) xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường ở chân hoặc có thể di chuyển đến phổi. Nếu xảy ra ở các tĩnh mạch khác, như tĩnh mạch não, nó được gọi là huyết khối tĩnh mạch não. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.
Shisha bao gồm bình nước, thân ống, đầu đốt chứa thuốc, than để đốt, và ống hút. Khi than đốt nóng thuốc shisha (thường là thuốc lá trộn mật ong, hương liệu và glycerin), khói được tạo ra sẽ đi qua nước trong bình để làm mát, rồi người dùng hít qua ống hút. Khói shisha thường có mùi thơm (như táo, bạc hà, dâu) và cảm giác nhẹ nhàng hơn thuốc lá thông thường.
Shisha thường được hút theo nhóm, dùng chung ống hút, phổ biến ở quán cà phê hoặc lounge. Dù có hương vị dễ chịu, shisha vẫn chứa nicotine, carbon monoxide, và chất độc hại, gây nguy cơ bệnh phổi, tim mạch, ung thư, và huyết khối. Điều nguy hiểm cần phải lưu ý, một giờ hút shisha tương đương hít lượng khói gấp 100-200 lần so với một điếu thuốc lá.
Hút shisha làm tăng nguy cơ tạo huyết khối thông qua nhiều cơ chế:
Tăng khả năng đông máu:
- Khói shisha chứa nicotine và carbon monoxide (CO). Nicotine kích thích giải phóng các yếu tố đông máu, làm máu dễ đông hơn (trạng thái tăng đông). CO làm giảm oxy trong máu, gây stress cho hệ tuần hoàn và thúc đẩy hình thành cục máu đông.
- Một buổi hút shisha (khoảng 1 giờ) khiến người dùng hít lượng CO gấp 9 lần và nicotine gấp 1,7 lần so với một điếu thuốc lá, theo nghiên cứu từ WHO.
Tổn thương mạch máu:
- Các chất độc trong khói shisha, như kim loại nặng (chì, cadmium) và hợp chất hữu cơ độc hại, gây viêm và tổn thương nội mạc tĩnh mạch. Thành mạch bị tổn thương là nơi lý tưởng để cục máu đông bám vào và phát triển.
Ứ trệ dòng máu:
- Hút shisha thường diễn ra trong thời gian dài và ở tư thế ngồi, ít vận động. Điều này làm chậm lưu thông máu, đặc biệt ở tĩnh mạch chân, tạo điều kiện cho huyết khối hình thành. Đây là yếu tố quan trọng trong "tam giác Virchow" (tăng đông, tổn thương mạch, ứ trệ máu).
So với thuốc lá thông thường, shisha gây nguy cơ cao hơn do lượng khói hít vào nhiều hơn (gấp 100-200 lần mỗi buổi). Điều này làm tăng mức độ phơi nhiễm với các chất độc, khiến nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã cảnh báo shisha gây hại cho hệ tim mạch tương tự hoặc hơn thuốc lá, bao gồm nguy cơ huyết khối.
Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở người hút shisha tăng cao hơn nếu có các yếu tố kết hợp:
Ngồi lâu: Thói quen hút shisha kéo dài làm tăng ứ trệ máu.
Béo phì: Áp lực lên tĩnh mạch tăng, dễ hình thành huyết khối.
Thuốc tránh thai hoặc hormone: Làm tăng khả năng đông máu.
Từ ngày 1/1/2025, việc hút shisha đã trở thành hành vi bị cấm hoàn toàn trên toàn quốc. Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ, chẳng hạn như sử dụng, tàng trữ, hay buôn bán shisha.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
VTV.vn - Tự ý sử dụng thuốc điều trị, không rõ tên thuốc, thành phần… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc, tăng men gan, suy thận, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1177/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm tại 22 phường, xã trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Xịt răng miệng BBKids là giải pháp chăm sóc khoang miệng hiệu quả, an toàn và tiện lợi, giúp làm sạch, ngừa sâu răng và hỗ trợ giảm viêm lợi ở trẻ nhỏ và mẹ bầu.
VTV.vn - Trong khoảng nửa tháng gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có chiều hướng tăng cao so với những tháng trước đó.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh 2 ngày tuổi, trong tình trạng nôn trớ nhiều, tím tái.
VTV.vn - Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đang điều trị 5 ca bệnh sởi, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm phòng và tiêm vaccine chưa đầy đủ.