
Theo thống kê của Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy, từ 1/1/2025 đến nay, khoa đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 27 ca bệnh sởi. Hiện tại, khoa đang điều trị cho 5 ca sốt phát ban nghi sởi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng vaccine chưa đầy đủ.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do virus sởi gây nên. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh. Các khu vực đông người như khu dân cư, trường học, nhà trẻ … là những nơi thường có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn. Từ đó, bệnh sởi có thể nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của cả người lớn và trẻ em.
Một trường hợp người lớn mắc sởi.
Khi xâm nhập vào cơ thể người bị nhiễm, virus sởi sẽ phát triển bằng cách nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết gần đó. Sau đó chúng đi vào máu và bắt đầu ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7-21 ngày trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban.
Bác sĩ Bùi Thị Nhung - Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: "Triệu chứng của bệnh sởi rất điển hình và dễ nhận biết. Giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao. Sau sốt là các biểu hiện của viêm long bao gồm viêm long niêm mạc mũi (bệnh nhân có thể bị ho, hắt hơi, chảy mũi, sổ mũi); viêm long mắt (sung huyết kết mạc ở mắt, có gỉ mắt, sưng nề mi mắt…). Tiếp đó là biểu hiện phát ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, mọc thường theo trình tự ở đầu mặt cổ, lan dần xuống ngực bụng, chân, trong khi ban mọc sốt sẽ lui dần, khi ban mọc đến chân người bệnh sẽ hết sốt (nếu không có bội nhiễm kèm theo). Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất để lại những vết thâm trên da, thường gọi là "vằn da hổ".
Đáng chú ý, bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị hiện tại có biến chứng của sởi với triệu chứng viêm phổi (tổn thương phổi, ran nổ, ran ẩm), chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi và người trưởng thành chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh.
Bác sĩ thăm khám cho một trẻ mắc sởi.
Theo các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh sởi thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị sởi chủ yếu là kiểm soát triệu chứng bệnh, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Người mắc bệnh sởi nên đi khám, chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc tại nhà.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Tỷ lệ bảo vệ của vaccine sởi rất cao, lên tới 95% - 98% sau khi tiêm đủ 2 liều. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi nên đến trạm y tế của xã, phường hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ để tiêm vaccine phòng sởi.
Bên cạnh đó, người dân cần chủ động các biện pháp phòng ngừa như:
Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng; sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Khi có các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh sởi như: Sốt, ho khan, sổ mũi, viêm họng, viêm kết mạc; xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên nền đỏ trên niêm mạc bên trong má; phát ban thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và rất dễ lây lan, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
VTV.vn - Gần một tuần nay, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có đến 25% trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp - xét nghiệm dương tính với virus hợp bào hô hấp.