Ghi nhận 1 ca tử vong
Số ca mắc trong tuần từ 8 - 14/10 tăng hơn 12,3% so với tuần trước đó. TP. Biên Hòa là địa phương ghi nhận số ca nhiều nhất với 61 ca, tiếp đó là huyện Trảng Bom với 20 ca.
BS.CKI Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho hay: Bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng trở lại sau nhiều tháng tạm lắng và dự kiến sẽ còn tăng trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân là do hiện đang vào mùa mưa, côn trùng tiềm ẩn đã phát triển mạnh hơn, muỗi phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, những ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện vừa qua chủ yếu là những ổ khu trú chứ không có những ổ dịch lớn lây lan trên địa bàn rộng như trước đây.
Do các ổ dịch khu trú (phạm vi nhỏ) nên việc xử lý cũng dễ hơn so với ổ dịch trên diện rộng. Hiện tại, CDC Đồng Nai đang phối hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh như phun thuốc diệt muỗi, giám sát ca bệnh. Khoảng 10 ngày nữa, khi những hoạt động của xã hội đi vào ổn định, lực lượng chức năng sẽ phối hợp với các địa phương triển khai chiến dịch diệt lăng quăng.
Cũng theo bác sĩ Phúc, so với cùng kỳ năm 2020, số ca bệnh sốt xuất huyết thời điểm này có giảm hơn, không có dấu hiệu cho thấy quá tải bệnh viện, bệnh nặng cũng không nhiều nhưng đã ghi nhận 1 trường hợp người lớn tử vong do sốc sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan.
Phân biệt triệu chứng của sốt xuất huyết với COVID-19
BS.CKII Trần Văn Thuận, Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết: Những ngày gần đây, bệnh viện tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là: sốt cao liên tục, kéo dài từ 5 - 7 ngày, phát ban, đau đầu, đau người, buồn nôn, mệt mỏi. Bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh nặng kèm theo một số tình trạng như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh ở phụ nữ. Ở mức độ nặng hơn có thể gây ra biến chứng như: xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, tổn thương gan thận, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Các bác sĩ lưu ý, trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn ghi nhận số ca mắc cao như hiện nay, người dân cần lưu ý tránh nhầm lẫn với bệnh COVID-19, bởi dấu hiệu của 2 bệnh này có những điểm tương đồng như: sốt cao, đau mỏi cơ. Người dân khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám. Để đảm bảo an toàn, người dân có thể tự thực hiện test nhanh COVID-19 tại nhà trước khi di chuyển đến cơ sở y tế. Đồng thời, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế tại cơ sở y tế đầy đủ, trung thực.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, ăn thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, sữa, uống nhiều nước, tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Uống thuốc hạ sốt khi sốt cao. Nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như: li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều, chảy máu bất thường thì phải báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí.
Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân cần giữ gìn nơi ở, môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ; không trữ nước ở các thùng, xô chậu hay các dụng cụ khác trong nhà để muỗi không có cơ hội sinh sôi. Áp dụng một số biện pháp như: đốt hương muỗi, vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi, bôi kem chống muỗi; phát quang bụi rậm quanh nhà để muỗi không có nơi trú ngụ. Mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
Nếu có dấu hiệu sốt nên đến ngay cơ sở y tế để khám và tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế.
VTV.vn - Việc điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu là vấn đề được nhiều người quan tâm.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.