Bệnh nhân L.V.H. (68 tuổi, trú tại phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi hôn mê, tím tái toàn thân, khó thở, đại tiểu tiện không tự chủ. Ghi nhận bệnh nhân lúc vào viện mạch nhanh, huyết áp tăng, SpO2 tụt 76%, phổi nhiều ral co thắt (tiền sử COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
Khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân được biết: Tình huống khởi phát khá đột ngột khi bệnh nhân đi bắt ong và bị ong đốt vào lòng bàn tay trái, sau đó bệnh nhân xuất hiện ngứa ngáy khó chịu vào nhà tắm và ngất lịm tại đây. Người nhà phát hiện và ngay lập tức đưa vào viện.
Trước tình trạng khẩn cấp, ngay lập tức bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định đặt ống nội khí quản chụp cắt lớp vi tính sọ não, X-quang lồng ngực, điện tâm đồ trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng, mạch tiếp tục nhanh, rối loạn nhịp phức tạp, huyết áp hạ sâu. Bệnh nhân được kết nối máy thở thông khí nhân tạo và dùng thuốc giãn phế quản Vinterlin liều 2mg/h chọc khí máu động mạch tình trạng toan chuyển hóa nhưng diễn tiến vẫn theo chiều hướng xấu.
Nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ nguy kịch do ong đốt, lập tức bác sĩ đã sử dụng kịp thời các thuốc vận mạch, chống sốc mà trong đó chủ lực vẫn là Adrenalin liều 0,15mg/kg và xử trí theo phác đồ sốc phản vệ. Sau 20 phút, bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch khi các chỉ số sinh tồn dần ổn định.
Tình trạng người bệnh dần cải thiện, sau đó giảm dần liều Adrenalin và ngừng dùng sau 10 giờ duy trì, rút ống nội khí quản sau 5 ngày điều trị tích cực. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, ổn định và sắp được xuất viện.
Theo đánh giá của bác sĩ Lê Trọng Thuận, Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu và cũng là bác sĩ điều trị trực tiếp của bệnh nhân, trường hợp bệnh nhân này chỉ chậm một chút là ngừng tim nếu không nhận biết chính xác nguyên nhân, xử trí theo phác đồ phản vệ cũng như đặt nội khí quản kết hợp thở máy kịp thời.
Sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.