Game online là trò chơi giải trí quen thuộc góp phần giúp người chơi giảm bớt mệt mỏi sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, game online là trò chơi rất dễ gây "nghiện". Đặc biệt là những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình như lứa tuổi học sinh.
Game online nguy hiểm ở chỗ nó khiến người chơi quên mất bản thân còn những công việc khác phải hoàn thành, luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn, quên ngủ, dần trở thành người "nghiện" game. Khi đã "nghiện" game online, những người này đều có chung triệu chứng, như: sao nhãng các thú vui, chán ghét mọi thứ, có biến đổi lớn về tâm lý, lâu dần sẽ bị hoang tưởng, loạn thần.
Trường hợp của bệnh nhân L.V.P. là một ví dụ. Đã gần nửa tháng sau khi nhập viện điều trị chứng loạn thần do nghiện game online, bệnh nhân L.V.P (sinh năm 1997, trú tại Ea Đrăng, Ea H’Leo, Đắk Lắk) vẫn còn tình trạng ảo giác, em vẫn chưa thể tỉnh táo để trở về với gia đình.
Theo người nhà bệnh nhân kể lại: P. bắt đầu sử dụng game online từ khi học lớp 5, khoảng thời gian đó lực học của P. ngày càng sa sút, đến khi lên lớp 11 thì P. hầu như không chú tâm vào việc học mà dành toàn bộ thời gian để chơi game. Đến năm lớp 12, P. thường có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác giống như một người mắc bệnh tâm thần nên gia đình đưa đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, điều trị được thời gian, thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, P. lại tiếp tục chơi game online nên bệnh của P. lại tái phát.
Bác sĩ Hoàng Thị Duyên- Trưởng khoa Động kinh, nghiện chất, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho biết: "Hiện tại, tình trạng bệnh của P. rất khó điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sử dụng game online quá nhiều, thời gian quá lâu, sự hoang tưởng ảo giác đã ngấm vào thần kinh quá lớn khiến bệnh dễ tái phát. Khi gia đình đưa bệnh nhân vào nhập viện, bệnh nhân luôn trong tình trạng lầm lì, khó tiếp xúc, chống đối".
Cũng theo bác sĩ Duyên, vài năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân loạn thần do "nghiện" game online gia tăng một cách đáng báo động. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng qua thực tiễn điều trị, số lượng bệnh nhân mắc chứng loạn thần do "nghiện" game online đang gia tăng theo từng năm và chủ yếu ở lứa tuổi vị thành niên.
Trường hợp bệnh nhân (trú tại Cư Jut, Đắk Nông) thường xuyên chơi game online bị rối loạn ý thức và hành vi. Bệnh nhân này thường xuyên bị kích động, quậy phá, xách dao đi chém người, buộc gia đình phải nhốt trong nhà. Trước đó, bệnh nhân có khoảng thời gian dài chơi game online hành động, đóng vai nhân vật trong phim đi bắn giết đối phương. Sau đó, người nhà phát hiện bệnh nhân có biểu hiện khác thường, hay đứng đánh, đá một mình và có biểu hiện tấn công người khác nên đưa vào bệnh viện điều trị.
Bác sĩ Duyên khuyến cáo: rối loạn tâm thần do nghiện game online là một bệnh rất khó điều trị, đặc biệt khó phục hồi thói quen, tâm lý và nhân cách của người bệnh. Để điều trị nghiện game hiệu quả, cách tốt nhất cần phải thay đổi, cách ly môi trường game online, không cho bệnh nhân tiếp cận với các phương tiện chơi game online, như: máy tính, điện thoại, Ipad…Bệnh rất dễ tái phát nếu bệnh nhân lại sa đà vào chơi game và khi đó việc điều trị sẽ nan giải hơn rất nhiều, thậm chí tâm thần không thể hồi phục.
Đối với những gia đình đang có con chơi game online, nếu phát hiện con mình có những biểu hiện, như: lầm lì, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với mọi người, mắt hay nhìn xuống, bàn tay bị chai …thì nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, điều trị sớm, tránh tình trạng đưa đến muộn gây khó khăn cho công tác điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.