Bệnh cúm xảy ra hàng năm, thuờng gặp nhiều vào mùa đông xuân ở những nơi có khí hậu lạnh. Ở các nước châu Âu, cúm là bệnh nhiễm trùng thường gặp thứ hai ở trẻ em. Tại Việt Nam, bệnh cúm chưa thật sự được quan tâm đúng mức vì nhiều phụ huynh còn xem cúm là cảm lạnh thông thường. Các chủng virus gây bệnh cúm mùa thường gặp ở nước ta là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa thường diễn tiến lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Biến chứng nặng thường gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi), những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai.
Các triệu chứng thường gặp
Bệnh cúm dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng tương tự nhau như sốt, ho, đau họng, sổ mũi/nghẹt mũi, mắt đổ ghèn, đau đầu. Tuy nhiên các triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn và có kèm các cơn ớn lạnh, sốt cao và gây mệt mỏi. Khi có các triệu chứng nghi ngờ, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.
Để giúp trẻ khỏe mạnh và tránh được cúm mùa cũng như các biến chứng có thể gặp, phụ huynh cần thực hiện
Ba bước phòng ngừa
Bước 1: Tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm
Vaccine được biết đến là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Ngay cả khi vaccine không hoàn toàn dự phòng được bệnh cúm cho trẻ, mũi tiêm vẫn có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa các biến chứng. Việc phụ huynh cho trẻ tiêm nhắc vaccine cúm hàng năm sẽ giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm lưu hành của năm đó, từ đó trẻ được bảo vệ một cách đầy đủ và tốt nhất.
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi nên tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm. Tại Việt Nam, cúm mùa xảy ra quanh năm và thường có 2-3 đỉnh dịch mỗi năm. Do đó, Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo người dân nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Trong đó, các nhóm nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng là: nhân viên y tế; trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…) và người già trên 65 tuổi.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém, dễ trở nặng nếu mắc cúm. Tuy nhiên, vaccine cúm chưa được chỉ định đối với tuổi này. Do vậy, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nhỏ cần tiêm vaccine để bảo vệ trẻ một cách gián tiếp.
Bước 2: Phòng ngừa trong sinh hoạt hàng ngày
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm là tiêm chủng. Tuy nhiên, những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm lây lan. Các thói quen này cần được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Trẻ có bệnh cúm mà không có chỉ định nhập viện cần được cách ly tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Che mũi và miệng với khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và cho khăn vào thùng rác ngay. Nếu không có khăn giấy, chúng ta có thể dùng cánh tay và khuỷu tay để che miệng và không được dùng bàn tay để che miệng vì có thể làm lây lan virus sang các bề mặt, vật dụng.
Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng. Nếu không có nước và xà phòng, có thể dùng các dung dịch rửa tay nhanh có chứa lượng cồn trên 60 độ.
Tránh chạm bàn tay vào mắt, mũi, miệng để tránh lây lan virus.
Rửa và sát trùng các bề mặt vật dụng có khả năng bị lây nhiễm virus bằng cồn 70 độ.
Bước 3: Điều trị thuốc khi có chỉ định
Chỉ định thuốc điều trị cúm sẽ được thực hiện đối với trẻ em được nhập viện. Việc điều trị bằng thuốc sẽ làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và phòng ngừa biến chứng. Đây chính là phương pháp gián tiếp tránh được nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm dự phòng bệnh cúm lây lan.
Cúm không phải là một bệnh nhẹ và lành tính đối với trẻ em. Vaccine cúm là một vaccine an toàn và hiệu quả cao. Phụ huynh hãy cho bé tiêm ngừa để phòng bệnh một cách chủ động và từ những bước cơ bản nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu 80% trẻ em được tiêm ngừa cúm, sẽ có đến 61% người dân trong cộng đồng được bảo vệ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.